Cảm xúc của tác giả trước khung cảnh bên ngoài lăng (khổ thơ 1)

Một phần của tài liệu Các tác phẩm trọng tâm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Năm học 20222023 (Trang 34 - 35)

- Trước lăng Bác là tâm trạng xúc động, là tiếng lòng của một người con miền Nam sau bao tháng năm mới được ra viếng Bác.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

- Câu thơ như lời thơng báo giản dị mà chứa đựng bao tình cảm thân thương. + Cách xưng hơ “con – Bác”, vừa thể hiện tình cảm, vừa thành kính, gần gũi, thân thiết như một người con đi xa lâu ngày nay được trở về gặp lại người cha già kính yêu. Như vậy, giữa lãnh tụ và quần chúng khơng có khoảng cách.

+ Dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng”, làm vơi bớt đi nỗi đau đớn và ẩn sau đáy lòng mỗi người con miền Nam: Bác Hồ vẫn còn sống.

- Cụm từ “con ở miên Nam”, khơng chỉ nói đến khoảng cách địa lý và cịn muốn nói tới chặng đường bao nhiêu năm chiến đấu hi sinh mới có được ngày hơm nay.

- Hình ảnh đầu tiên và cũng là hình ảnh ấn tượng đậm nét của tác giả khi đứng trước hàng tre:

“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

- Trong cái nhìn xúc động của tác giả, hình ảnh hàng tre vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa biểu tượng.

+ Tả thực: là loài cây quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam.

+ Biểu tượng: là hình ảnh ẩn dụ cho con người Việt Nam với bao phẩm chất tốt đẹp: bền bỉ, kiên cường, hiên ngang trước mọi khó khăn, thử thách. Hàng tre mang màu đất nước, đại diện cho dân tộc ln trung thành gắn bó, canh giấc ngủ bình n cho người.

- Từ “Ơi!” là từ cảm thán biểu thị niềm xúc động, xen lẫn tự hào trước hình ảnh hàng tre.

 Hình ảnh hàng tre là khúc dạo đầu, nói lên niềm xúc động, bồi hồi của nhà thơ khi đến bên lăng Bác.

Một phần của tài liệu Các tác phẩm trọng tâm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Năm học 20222023 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w