- Đến giờ phút chia tay, sắp phải trở về miền Nam, nhà thơ trào dâng nỗi niềm cảm xúc. Lòng thương nhớ bấy lâu nay đã vỡ òa trong tiếng khóc nghẹn ngào:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
- Câu thơ như một lời giã biệt, cụm từ cảm thán “thương trào nước mắt” cho ta thấy đây là những giọt nước mắt nhớ thương, khao khát muốn ở lại bên lăng Bác.
- Nhà thơ lưu luyến chẳng muốn chia xa. Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn. Đó là tình cảm của mn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau mất Bác.
- Tình cảm ấy đã chấp cánh cho ước mơ được hóa thân, hịa nhập vào cảnh vật ở lăng Bác:
“ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
+ Điệp từ “muốn làm” đi cùng các hình ảnh đứng sau đó tạo nhọp điệu dồn dập, diễn tả tình cảm tha thiết, khát vọng trào dâng mãnh liệt và ước nguyện chân thành của nhà thơ nói riêng, của mọi người nói chung.
+ Kết cuối đầu cuối tương ứng, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng mang thêm ý nghĩa mới, tạo ấn tượng. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lịng kính u và ước nguyện thủy chung tiếp tục đi theo con đường, lý tưởng Cách mạng mà Bác đã chọn cho dân tộc.
Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong ý chí, trong tính cảm. Đó cũng chính là tình cảm của mỗi người con dân Việt Nam với Bác.
* Kết bài:
Trải qua chiều dài của thời gian, trải qua những năm tháng hào hùng của dân tộc, chúng ta ngày nay được sống trong sự hòa nhập và đổi mới của đất nước. Sẽ còn nhiều lắm những giá trị nghệ thuật, những nỗi niềm của nhà thơ mà em chưa có cơ hội trình bày. Bài thơ khép lại trong sự xa cách về không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm của mỗi chúng ta hơm nay với Bác. Từ đó, nhắc nhở mỗi chúng ta hôm hay hãy ra sức thi đua mà học tập, ra sức thi đua phấn đấu rèn luyện để góp phần cống hiến cho dân tộc, cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng của người.
SANG THU
(Hữu Thỉnh)
* Mở bài:
Đâu là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai? Đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao? Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị đó đã thăng hoa cùng ngịi bút của tác giả Hữu Thỉnh để bài thơ “Sang thu” vẫn còn vương vấn trong bao trái tim độc giả. Bài thơ đã nêu bật được (vấn đề luận bàn)