(Khổ thơ 2)
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ cặp câu với những hình cảnh thực và ẩn dụ sóng đơi.
+ “Mặt trời” một là mặt trời của thiên nhiên, soi sáng không gian và mang lại sự sống cho mn lồi
+ “Mặt trời” hai là hình ảnh ẩn dụ để chỉ Bác. Bác là người mang đến ánh sáng Cách mạng, đem đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
- Mặt trời thiên nhiên được nhân hóa với hai hành động: ngày ngày vận hành trong vũ trụ “đi qua” và “nhìn thấy” mặt trời Bác Hồ.
+ Mặt trời thiên nhiên – một thiên thể kì vĩ bậc nhất trong vũ trụ hàng ngày vẫn chiêm ngưỡng và thán phục mặt trời Bác Hồ “trong lăng rất đỏ”
+ Chi tiết đặc tả “rất đỏ”, gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tổ quốc, vì nhân dân – trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Màu đỏ ấy làm ấm lại khung cảnh đau thương
Các hình ảnh ẩn dụ độc đáo vùa ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác. Vừa thể hiện lịng tơn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đối với Bác.
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
- Điệp từ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lịng của nhân dân nhớ Bác khơn ngi.
- Hình ảnh “dịng người đi trong thương nhớ” là hỉnh ảnh thực gợi tả ngày ngày từng dòng người vào lăng viếng Bác trong niềm xúc động, tiếc thương.
- Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ để chỉ mỗi người vào lăng viếng Bác, tự họ đã là một bông hoa, những bông hoa kết thành tràng hoa dài vô tận để dâng lên Người, nó chứa đựng những gì tốt đẹp nhất, mến thương nhất. Cuộc đời của mỗi bông hoa ấy thực sự đã nở hoa dưới ánh sáng Cách mạng của Người.
- “Bảy mươi chín mùa xn” là hình ảnh hốn dụ mang ý nghĩa biểu trưng, con người bảy mươi chín mùa xuân ấy đã sống một cuộc đời đẹp như những mùa xuân và làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho cuộc đời.