Cảm nhận của tác giả về những biến chuyển của không gian lúc giao mùa.

Một phần của tài liệu Các tác phẩm trọng tâm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Năm học 20222023 (Trang 39)

+ Mùa thu gõ cửa tâm hồn thi nhân làm ông chợt bừng tỉnh và nhận ra “Hình

như thu đã về”

- Câu thơ cuối của khổ một có sự đan cài của ba kiểu câu: câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn. Điều đó làm rõ hơn cái cảm giác mơ hồ về không gian và thời khắc chớm thu.

 Khổ thơ đầu đã cho thấy những tín hiệu đầu tiên của mùa thu và tâm hồn thi nhân cũng biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa.

2. Cảm nhận của tác giả về những biến chuyển của không gian lúc giao mùa. mùa.

2. Cảm nhận của tác giả về những biến chuyển của không gian lúc giao mùa. mùa.

+ Phép nhân hóa và từ láy gợi hình: “sơng được lúc dềnh dàng” gợi vẻ hiền hòa của dòng chảy. Đồng thời, dịng sơng cũng như lắng lại, ngẫm ngợi như vẻ suy tư của tác giả.

+ Đối lâp với trạng thái trên là cánh chim “bắt đầu vội vã” cũng với phép nhân hóa và từ láy gợi cảm: chim cũng vội vã tìm về tổ khi hồng hơn bng xuống hay chúng cũng đang “vội vã” chuẩn bị cho công cuộc bay đi tránh rét.

- Qua các từ “được lúc”, “bắt đầu”, cho thấy thu vừa mới chớm, tác giả phải quan sát kĩ lắm mới nhận ra được cái bắt đầu ấy.

b. Bức tranh thiên nhiên được mở rộng không gian từ gần đến xa, từ mặt đất lên đến bầu trời: đất lên đến bầu trời:

“Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

- Đám mây là hình ảnh đẹp nhất trong bài thơ. Động từ “vắt” gợi tả được sự mềm mại, biến hình của đám mây.

+ Đám mây như chiếc khăn voan mỏng vắt qua sợi dây vơ hình giữa khơng gian. Đám mây ấy mang hai sắc của hạ và thu, hai mùa đang rất gần nhau và không rõ ranh giới.

+ Đám mây vừa thực, vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ, Đó là vẻ đẹp của khúc biến tấu lúc giao mùa.

- Tâm hồn thi sĩ rất tinh tế khi biến cái vơ hình thành cái hữu hình (hai mùa được miêu tả qua đám mây)

Một phần của tài liệu Các tác phẩm trọng tâm ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Năm học 20222023 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w