CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
2.2 Thực trạng các điều kiện xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sin hở Việt
Việt Nam
2.2.1 Thị trƣờng chứng khoán cơ sở
Điều kiện cơ bản nhất để áp dụng Chứng khoán phái sinh là TTCK phải phát triển, giao dịch chứng khốn phải khá sơi động và Thị trường chứng khoán phải là một kênh đầu tư thu hút vốn quan trọng đối với dân cư của một đất nước.
Một Thị trường chứng khoán phát triển phát triển là một thị trường khơng có những khống chế về biên độ giá, các loại lệnh sử dụng trong giao dịch đa dạng, phương thức giao dịch phong phú và hàng hóa đại diện cho mọi ngành nghề của nền kinh tế. Khi đó, biến động trên thị trường sẽ nhanh và mạnh hơn. Khi đó, xuất hiện nhu cầu bảo hộ và kiếm lời dựa trên biến động của thị trường và đó chính là điều kiện cơ bản và quan trọng cho sự ra đời của Chứng khốn phái sinh.
Có thể so sánh giữa Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số thị trường trong khu vực là Sở Giao dịch chứng khoán Ấn độ (NSE – National Stock Exchange of India), SGDCK Hàn Quốc (Korea Exchange), Sở giao dịch phái sinh của Trung Quốc (CCFEX) về sự phát triển của Thị trường chứng khốn thơng qua tỷ lệ % giữa giá trị vốn hóa thị trường so với GDP:
Bảng 2.2: So sánh giá trị vốn hóa/GDP của các quốc gia khi áp dụng giao dịch chứng khoán phái sinh
SGDCK NSE (1997- 2000) KRS (1993- 1996) CCFEX (2005-2008) HOSE (2006-2010)
Giá trị vốn hóa thị trường
(triệu USD) 140,470 173,600 2,863,000 100,061 GDP (triệu USD) 425,667 434,000 2,726,667 316,243 Giá trị vốn hóa thị
trường/GDP 33% 40% 105% 32%
(Nguồn: tổng hợp từ sở giao dịch chứng khoán các nước) Bảng so sánh cho thấy quy mơ Thị trường chứng khốn Việt Nam còn nhỏ bé so với quy mô của các thị trường khác, tuy nhiên, về các chỉ số tương đối, thị trường chứng khốn Việt Nam có sự tương đồng với các TTCK khác vào thời điểm các thị
trường này triển khai giao dịch chứng khoán phái sinh. Kết quả này khẳng định thêm sự sẵn sàng của thị trường chứng khoán Việt Nam cho việc triển khai chứng khoán phái sinh.
2.2.2 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chứng khoán phái sinh
Thị trường chứng khốn phái sinh chỉ có thể ra đời, tồn tại và phát triển bền vững khi tạo được niềm tin vững chắc cho nhà đầu tư, phải cho nhà đầu tư thấy rằng đây là một môi trường đầu tư công bằng, minh bạch, đảm bảo quyền lợi chính đáng và được pháp luật bảo vệ.
Quốc Hội đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khốn số 70/2006/QH và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2011 góp phần giải quyết những hạn chế trong thực tiễn hoạt động của Thị trường chứng khốn thời gian qua, nâng cao tính cơng khai, minh bạch và công bằng cho thị trường và nâng cao hiệu quả giám sát và quản lý của Nhà nước. Theo đó, Uỷ ban chứng khốn Nhà nước đang xây dựng Đề án Phát triển Thị trường chứng khoán phái sinh. Việc xây dựng đề án này gắn liền với Chiến lực phát triển Thị trường chứng khoán giai đoạn 2011 – 2020 và Đề án tái cấu trúc tổ chức Thị trường chứng khoán. Như vậy, cơ sở pháp lý cho giao dịch chứng khốn nói chung và CKPS nói riêng đã bắt đầu hình thành. Đây là nền tảng và điều kiện tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Hiện nay, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự điều chỉnh bởi Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11, Nghị định 14/2007/NĐ-CP và Nghị định 84/2010/NĐ-CP. UBCKNN đã cho phép một số Cơng ty chứng khốn được triển khai thí điểm giao dịch Chứng khoán phái sinh mà cụ thể là quyền chọn cổ phiếu để từ đó rút kinh nghiệm và từng bước tạo dựng và hình thành Thị trường chứng khoán phái sinh.
2.2.3. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ cho việc áp dụng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam sinh tại Việt Nam
Bên cạnh cơ sở pháp lý thì yếu tố rất quan trọng và cần thiết cho việc xây dựng TTCKPS đó là cơ sở hạ tầng – cơng nghệ. Thị trường chứng khốn phái sinh và thị
trường chứng khốn cơ sở có quan hệ rất mật thiết với nhau nên bất kỳ biến động nào trên thị trường này cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường kia. Do vậy, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ của Sở giao dịch chứng khốn và các Cơng ty chứng khoán thành viên, các ngân hành thanh toán phải được nâng cấp, hoàn thiện hơn nữa để có khả năng đáp ứng được yêu cầu phức tạp của hệ thống giao dịch chứng khoán phái sinh. Hệ thống này phải đảm bảo được tính cơng bằng và giảm thiểu được rủi ro cho các thành viên tham gia thị trường thông qua hệ thống giám sát thị trường, sớm phát hiện được các hành vi gian lận, lũng đoạn…trên cả hai thị trường này. Ngồi ra, yếu tố cơng nghệ liên quan đến hệ thống thanh toán bù trừ phải đảm bảo tính chính xác, phịng tránh sự cố xảy ra.
Ngày 12/01/2009 tại HOSE và ngày 08/02/2010 tại HXN đã triển khai giao dịch trực tuyến, cho phép hệ thống của các Cơng ty chứng khốn kết nối trực tiếp với hệ thống giao dịch tại SGD để thực hiện giao dịch chứng khốn, tự động hóa và rút ngắn q trình nhận lệnh, xử lý và xác nhận giao dịch của nhà đầu tư.
Năm 2010, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã đưa vào vận hành hệ thống phần mềm ứng dụng mới. Phần mềm này giúp VSD theo dõi và quản lý từng tài khoản của nhà đầu tư vì dữ liệu đã được đồng bộ hóa từ Cơng ty chứng khốn đến VSD. Điều này tạo sự cơng bằng trong việc giao dịch chứng khoán. Các Cơng ty chứng khốn cũng đã nâng cao hệ thống cơng nghệ hiện có để phục vụ khách hàng tốt hơn, tăng tính cạnh tranh.
Như vậy, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cơng nghệ của các Cơng ty chứng khốn, VSD và SGD đã được nâng cấp, hồn thiện hơn để có thể đáp ứng được những yêu cầu phức tạp của việc giao dịch Chứng khốn phái sinh.
Do đó, về mặt ngun tắc thì hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cơng nghệ của Việt Nam đã sẵn sàng cho việc thành lập thị trường chứng khoán phái sinh. Hệ thống này có thể đảm bảo cho thị trường vận hành ổn định, an tồn. Nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia thị trường và cơ quan quản lý Nhà nước cũng dễ dàng trong việc quản lý
cũng như phát hiện các hành vi gian lận, tiêu cực, lũng đoạn thị trường… đảm bảo việc tuân thủ quy định của các thành viên tham gia thị trường.
2.2.4 Công bố thông tin
Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thơng tin đóng vai trị vơ cùng quan trọng cho TTCK và thị trường chứng khoán phái sinh. Các thông tin này bao gồm: thông tin về môi trường pháp lý, cơ sở vận hành thị trường, kế hoạch và kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của các cơng ty, thơng tin về quản trị nhân sự, thông tin về sản phẩm…
Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, TTCK Việt Nam còn rất nhiều bất cập trong việc cơng bố thơng tin. Do đó, việc cơng bố đầy đủ, chính xác và kịp thời ln được các cơ quan quản lý quan tâm. Ngày 18/04/2007, thơng tư 38/2007/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn việc công bố thông tin theo Luật Chứng khoán, nhưng những quy định chưa cụ thể nên đến ngày 15/01/2010, thông tư số 09/2010/TT-BTC được thay thế cho Thông tư số 38 để khắc phục những tồn tại trong thực tế và có những quy định mới về nghĩa vụ công bố thông tin đối với những chủ thể tham gia thị trường. Bên cạnh đó, các SGD chứng khốn ln nâng cấp các phương tiện công bố thông tin từ bản tin cho đến các phương tiện khác. Thị trường chứng khoán là phương tiện công bố thông tin vào giai đoạn đầu của Thị trường chứng khốn, đến nay có thêm Trang tin điện tử và các Sở giao dịch chứng khoán đã ký kết với hãng tin nước ngoài như Thomson Reuters, Bloomberg… để các nước có thể theo dõi được giao dịch trên Thị trường chứng khốn Việt Nam. Việc hồn thiện quy trình, hướng dẫn thực hiện và áp dụng các phần mềm hỗ trợ cho việc công bố thông tin cũng được các Sở giao dịch chứng khoán quan tâm đúng mức.
Những thông tin nhận được sẽ ảnh hưởng tới sự biến động giá cổ phiếu, từ đó tác động đến giao dịch Chứng khốn phái sinh. Do đó, thơng tin minh bạch và kịp thời là một điều kiện để nhà đầu tư có cơ sở rõ ràng và chính xác để thực hiện các quyết định đầu tư.
2.2.5 Hàng hóa cho Thị trƣờng Chứng khốn phái sinh
Hàng hóa cho thị trường Chứng khốn phái sinh khác với hàng hóa cho Thị trường chứng khốn, đó là khi Chứng khoán phái sinh được phát hành thì tổ chức có cổ phiếu được giao dịch không huy động được vốn nhưng lại địi hỏi có một lượng cổ phiếu cơ sở nhất định của chính cơng ty đó làm đảm bảo. Do đó, việc xây dựng hàng hóa cho thị trường chứng khốn phái sinh bao gồm 2 việc: đa dạng hóa và tiêu chuẩn hóa cổ phiếu thơng thường để làm cổ phiếu cơ sở cho CKPS, đồng thời phát hành chứng khoán phái sinh theo những tiêu chuẩn nhất định.
Yếu tố chất lượng hàng hóa có ảnh hưởng lớn trong việc thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt trên Thị trường chứng khoán. Chất lượng hàng hóa của Chứng khốn phái sinh chủ yếu phụ thuộc vào chứng khoán cơ sở và uy tín của nhà phát hành CKPS. Số lượng chứng khoán cơ sở phải đủ lớn để đảm bảo thị trường phát triển ổn định và đáp ứng được những tiêu chuẩn bắt buộc của cơ quan quản lý thị trường, đồng thời phải có tính thanh khoản cao thì mới có khả năng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong giao dịch.
Với hơn 10 năm hoạt động, quy mô thị trường đã tăng lên rất nhiều, từ 2 công ty niêm yết đến nay đã hơn 600 cơng ty với mức vốn hóa thị trường hơn 40% GDP. Đồng thời có 2 chỉ số là VN-Index có từ ngày 28/07/2000 và HNX-index có từ 14/07/2005. Đây là nguồn cung hàng hóa cơ sở cho thị trường chứng khoán phái sinh.
2.2.6 Nhận thức của nhà đầu tƣ
Muốn đưa CKPS vào thị trường thì nhà đầu tư ít nhất phải hiểu biết về sản phẩm đặc biệt này. Một khi đã nhận biết được đặc điểm, cơng dụng và lợi ích của chứng khốn phái sinh, nhận thấy sản phẩm này hữu ích cho nhu cầu cá nhân thì nhà đầu tư sẽ sử dụng sản phẩm này, đồng thời giới thiệu cho bạn bè cùng sử dụng.
Xét về cơ cấu, nhà đầu tư trong nước chiếm hơn 80% tổng số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư đến từ nhiều tầng lớp khác
đầu tư cá nhân thiếu kiến thức, thiếu chuyên nghiệp, tâm lý không vũng chắc và nguồn vốn hạn chế đã làm cho thị trường đối mặt với rất nhiều bất ổn trong thời gian qua, thậm chí dẫn đến khủng hoảng trên Thị trường chứng khốn.
Thời gian qua, trên thị trường tài chính và thị trường vàng, các Ngân hàng thương mại đã triển khai Chứng khoán phái sinh mà cụ thể là quyền chọn, giao sau, SWAP liên quan đến các hàng hóa cơ sở như vàng, ngoại tệ và lãi suất nhưng mức độ am hiểu về CKPS của nhà đầu tư vẫn chưa nâng cao được nhiều. Chính vì vậy, UBCKNN cần quan tâm nhiều hơn nữa đến nhận thức của nhà đầu tư về Chứng khoán phái sinh trước khi triển khai sản phẩm này.
2.2.7 Nguồn nhân lực phục vụ thị trƣờng chứng khoán phái sinh
Một yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán phái sinh là nguồn nhân lực phục vụ trên thị trường này. TTCKPS là thị trường phức tạp nên đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ trên thị trường này phải có kiến thức chun mơn vững chắc và có kinh nghiệm hoạt động tại các thị trường chứng khoán phái sinh nước ngồi, Thị trường chứng khốn trong và ngồi nước, các Tổ chức tín dụng…
Đội ngũ nhân lực phục vụ tại các Cơng ty chứng khốn sẽ là người cung cấp kiến thức, quy trình giao dịch cho nhà đầu tư, tư vấn giao dịch và sẽ là trung gian giữa nhà đầu tư và cơ quan quản lý thị trường. Vì vậy, năng lực của những cán bộ này sẽ là một yếu tố rất quan trọng để thu hụt sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như tạo lòng tin cho họ.
Bên cạnh đó, để thị trường vận hành an toàn và ổn định thì trình độ của những người quản lý trên thị trường CKPS phải tốt. Vai trò của những người lãnh đạo này rất quan trọng vừa điều hành hoạt động, vừa thanh tra giám sát các thành viên và phải đảm bảo được lợi ích của các nhà đầu tư… Đội ngũ điều hành này càng có kinh nghiệm, điều hành thị trường càng hiệu quả thì khả năng phát triển của thị trường càng cao.