2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng
2.3.2 Thực trạng rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng xảy ra khi doanh nghiệp được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ với bên thụ hưởng, cũng như khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn ngân hàng bảo lãnh trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Các rủi ro này thường xuất phát từ chính nội bộ của bên được bảo lãnh, đó là:
Một là, trình độ nguồn nhân lực trong thực hiện giao kết hợp đồng, khả năng quản trị điều hành, tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo của bên được bảo lãnh. Sự đánh giá không đúng thực lực, nơn nóng trong điều hành, những vấn đề bất cập ngay trong chính sự vận hành nguồn lực và kỳ vọng phát triển của khách hàng đã dẫn đến sự đổ vỡ không tránh khỏi và hậu quả là ngân hàng sẽ phải hứng chịu những khoản nợ xấu do cho vay bắt buộc đối với khách hàng được bảo lãnh trong bảng cân đối tài sản. Vấn đề này khơng chỉ làm ảnh hưởng tới hình ảnh ngân hàng, mà có thể dẫn đến những vấn đề rất nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có cả yếu tố con người.
Một ví dụ điển hình là trường hợp bảo lãnh của một số ngân hàng thương mại lớn trong nước đối với Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Trong các năm 2005 và 2006 để Tập đoàn này thực hiện hàng loạt các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu sang Anh, Nhật cho các đối tác nước ngoài. Những yếu kém và sai phạm trong quản trị điều hành của Ban lãnh đạo Tập đoàn này là một trong những nguyên nhân dẫn
đến việc khơng thực hiện đóng một số con tàu theo đúng hạn vào các năm 2008, 2009, do đó, các ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ trả thay, Vinashin đã nhận nợ bắt buộc đối với các ngân hàng nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả cho các ngân hàng thương mại trong khi khoản vay bắt buộc đã quá hạn.
Hai là, những thay đổi về điều kiện tự nhiên (thiên tai), chiến tranh, địch họa, dịch bệnh, … điều kiện chính trị, thay đổi trong hành lang pháp lý cũng là những rủi ro tiềm ẩn xảy đến với bên được bảo lãnh. Đây là những rủi ro khó lường, địi hỏi phải có sự đánh giá, kiểm soát thường xuyên của bên được bảo lãnh, đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo điều hành của bên được bảo lãnh phải có tầm nhìn sâu rộng, và xây dựng được những kế hoạch dự phòng cần thiết.
Ba là, khủng hoảng tài chính tiền tệ, suy thối kinh tế cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ cam kết. Cụ thể cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ giai đoạn 2007- 2009 vừa qua cũng là một ví dụ ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô đến nhiều khách hàng của các ngân hàng thương mại. Việc hủy hợp đồng giao kết của các cơng ty nước ngồi (bên thụ hưởng) làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong nước (bên được bảo lãnh); hay suy thoái kinh tế làm các chi phí hoạt động để thực hiện giao kết hợp đồng của bên được bảo lãnh gia tăng dẫn tới khó khăn trong thực hiện hợp đồng đúng hạn trong khi việc thỏa thuận với bên thụ hưởng để gia hạn việc thực hiện hợp đồng trở nên khắt khe hơn. Đây là lý do mà ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tiếp đó, suy thối kinh tế khiến bên được bảo lãnh khó khăn cả trong việc trả nợ sau khi nhận nợ bắt buộc từ ngân hàng này.
Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp nhận nợ ngân hàng bắt buộc, thì lúc này tài sản đảm bảo chính là chiếc phao cho ngân hàng khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ. Việc thẩm định tài sản đảm bảo thời gian qua cũng đã xảy ra nhiều rủi ro cho ngân hàng như một tài sản cầm cố ở nhiều ngân hàng, cầm cố tài sản là hàng hóa nhưng khi kiểm tra thì hàng hóa đã hư hỏng, hoặc “bốc hơi”, cầm cố kho bãi bị bốc cháy nhưng không mua bảo hiểm …