Đánh giá hoạt động bảo lãnh của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 73)

Thơng qua việc phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh của một số NHTM thời gian 2006- 2012 và tổng hợp, phân tích các phiếu khảo sát, tác giả đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại như sau:

2.5.1 Kết quả

Doanh thu và số dư bảo lãnh ngân hàng qua các năm có lúc tăng có lúc giảm, điều này cịn tùy thuộc vào mơi trường kinh tế, xã hội mỗi năm. Những năm kinh tế ổn

định phát triển thì doanh thu, số dư bảo lãnh tăng, ngược lại khi nền kinh tế thị trường bất ổn, khủng hoảng kinh tế thì doanh thu và số dư bảo lãnh cũng giảm. Tuy nhiên, bình quân số dư, doanh thu bảo lãnh của ngân hàng qua các năm có sự gia tăng. Điều này chứng tỏ các ngân hàng đã chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng nói chung và bảo lãnh nói riêng.

Khi xem xét việc kiểm soát rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh của một số NHTM, ta thấy tỷ lệ trích lập dự phịng chung của các ngân hàng này khá thấp ở mức 0.75% . Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng được đánh giá là ít rủi ro cho ngân hàng hơn các hoạt động tín dụng, cho thuê tài chính…rủi ro tín dụng từ hoạt động bảo lãnh không gây ra tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng. Đây là hoạt động an toàn nhưng tạo nguồn thu tương đối cho ngân hàng.

Sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng hơn về loại hình, điều kiện bảo lãnh… Các ngân hàng cung cấp sản phẩm gần tương tự nhau do sự nghiên cứu từ thị trường của các ngân hàng để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, cũng như đảm bảo cạnh tranh với các ngân hàng thương mại, ngân hàng nước ngồi. Có thể nhận định rằng, dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại Việt Nam khá phát triển, các sản phẩm này đáp ứng phần lớn nhu cầu khách hàng.

Về mạng lưới ngân hàng đại lý của các ngân hàng hiện nay tương đối nhiều, rộng khắp các quốc gia, đa dạng loại tiền tệ và khá tương đồng về số lượng giữa các ngân hàng. Mạng lưới rộng khắp giúp các ngân hàng này thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, bảo lãnh nước ngồi… được dễ dàng và nhanh chóng hơn, điều này giúp phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh nước ngoài của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

2.5.2 Hạn chế

Doanh thu bảo lãnh ngân hàng tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ trọng doanh thu bảo lãnh trên tổng doanh thu còn rất thấp dưới 1%, tỷ trọng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay trên tổng doanh thu cũng chiếm con số bé nhỏ so với các ngân hàng nước ngoài. Doanh thu từ dịch vụ ngồi lãi vay nói chung và bảo lãnh nói riêng chưa

thể thay thế cho nguồn thu từ hoạt động tín dụng, đây là điều mà các ngân hàng TMCP Việt Nam cần phải cố gắng nổ lực nhiều để có sự phát triển bền vững, an toàn hơn.

Các ngân hàng đã cung cấp sản phẩm bảo lãnh ngày càng đa dạng hơn nhưng vẫn còn nhiều loại bảo lãnh chưa được cung cấp hoặc cung cấp nhưng kém phát triển như: bảo lãnh thuế giá trị gia tăng, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh vận đơn … Các ngân hàng Việt Nam cần học hỏi thêm những bảo lãnh của các ngân hàng nước ngoài và cách quản lý rủi ro bảo lãnh từ họ để phát triển thêm nhiều sản phẩm bảo lãnh phong phú đa dạng hơn nữa phục vụ cho doanh nghiệp, bắt kịp với xu hướng của thế giới, để có thể sớm hịa mình vào thị trường tài chính thế giới.

Các doanh nghiệp thụ hưởng bảo lãnh thời gian qua đã gặp rủi ro rất lớn từ những chứng thư bảo lãnh giả mạo, khơng đúng qui trình, khơng được thực hiện trên hệ thống … khiến họ chịu thiệt hại về tài chính, cịn ngân hàng trước tiên là ảnh hưởng uy tín sau đó là tổn thất tài chính. Việc quản trị hệ thống yếu kém của các ngân hàng đã dẫn đến sự lợi dụng thẩm quyền, giả mạo chữ ký, con dấu, phát hành bảo lãnh giả mạo của một bộ phận cán bộ ngân hàng và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp, và đánh mất lòng tin của doanh nghiệp đối với bảo lãnh ngân hàng, tổn thất về mặt thương hiệu của các ngân hàng là khơng hề nhỏ. Có thể nói đây là điểm hạn chế nhất của dịch vụ bảo lãnh ngân hàng Việt Nam thời gian qua.

2.5.3 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động bảo lãnh

Nguyên nhân đầu tiên là hoạt động dịch vụ ngồi tín dụng nói chung và bảo lãnh nói riêng khơng nhận được sự coi trọng đúng mức từ các lãnh đạo ngân hàng như các hoạt động mang lại lợi nhuận cao như nghiệp vụ huy động, tín dụng. Tất cả các chỉ tiêu được ban lãnh đạo áp xuống cho các nhân viên đều dựa trên doanh số huy động vốn và dư nợ cho vay, phần lớn các nhân viên bán hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam được tuyển dụng là để bán các sản phẩm tín dụng là chủ yếu, hơn nữa doanh số dư nợ tín dụng tốt mà một nhân viên quản lý cũng là tiêu chí để xét khen thưởng, thăng chức. Có thể nói tất cả các biện pháp thúc đẩy, khuyến khích nhân viên đều được các ngân hàng sử dụng cho việc gia tăng dư nợ tín dụng hơn là các hoạt động dịch vụ khác.

Đó là lý do mà các ngân hàng thương mại Việt Nam có tỷ trọng doanh thu dịch vụ ngoài lãi vay trên tổng doanh thu thấp hơn hẳn so với các ngân hàng nước ngoài.

Các dịch vụ bảo lãnh nước ngoài vẫn cịn hạn chế một phần vì các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế giới như S&P, Moody đã xếp hạng tín nhiệm quốc gia thấp, và đánh giá tín nhiệm các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng Việt Nam trong mắt đối tác là ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài. Các ngân hàng nước ngồi như HSBC, ANZ có dịch vụ xác nhận bảo lãnh rất phát triển hơn hẳn ngân hàng Việt Nam vì họ có uy tín trên trường quốc tế và phát triển từ lâu nên có mạng lưới ngân hàng đại lý cũng như đối tác rộng khắp thế giới. Một điểm yếu của ngân hàng Việt Nam là nước ta vẫn còn là một nước đang phát triển, với cơng nghệ, trình độ trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng và tồn ngành kinh tế nói chung vẫn cịn cách rất xa với thế giới. Vì thế, để có thể phát triển dịch vụ bảo lãnh nước ngồi địi hỏi rất nhiều nổ lực, phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam.

Quản trị hệ thống ngân hàng về bảo lãnh còn nhiều rủi ro, lổ hổng khiến cho một số cán bộ ngân hàng lợi dụng quyền hành, chức vụ, con dấu của ngân hàng để cấu kết với bên ngoài làm giả mạo chứng thư lừa đảo khách hàng, trục lợi cho bản thân. Đây là một rủi ro rất nghiêm trọng mà các ngân hàng phải cố gắng khắc phục nhằm lấy lại uy tín và lịng tin của khách hàng doanh nghiệp.

Cuối cùng là nguyên nhân khung pháp lý về bảo lãnh của ngân hàng Việt Nam. Mặc dù đã được cải thiện nhiều tuy nhiên vẫn chỉ có văn bản dưới luật về bảo lãnh, chưa có qui trình chuẩn, cụ thể và chặt chẽ cho các ngân hàng áp dụng. Riêng bảo lãnh quốc tế thì do ngân hàng ký kết với khách hàng chọn ra luật áp dụng, chứ khơng có sự thống nhất, hướng dẫn cụ thể từ ngân hàng nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn tác giả đã phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng thương mại từ năm 2006 đến 2012.

Đầu tiên, tác giả đã nêu lên sự vận dụng quy trình bảo lãnh của ngân hàng thương mại Việt Nam, phân tích chi tiết qua từng bước của quy trình này. Tiếp theo, tác giả phân tích tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay.

Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh của sáu ngân hàng thương mại thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng từ năm 2006 đến 2012. Tác giả nhận định rằng dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng ngày càng phát triển, tuy nhiên vẫn còn kém so với thế giới, tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo lãnh vẫn còn thấp.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động bảo lãnh, gồm các nhân tố bên trong và bên ngồi ngân hàng. Mơi trường kinh tế càng phát triển, luật pháp càng ổn định, đầy đủ thì dịch vụ càng phát triển. Các nhân tố chủ quan cũng ảnh hưởng khơng nhỏ, uy tín ngân hàng càng cao, ngân hàng phục vụ tốt, phí hợp lý góp phần thúc đẩy dịch vụ bão lãnh phát triển.

Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích được một số rủi ro thực tế đối với bảo lãnh của ngân hàng. Đánh giá được ưu điểm, nhược đểm và nguyên nhân hạn chế của dịch vụ bảo lãnh.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ bảo lãnh tại một số ngân hàng thương mại việt nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)