2.3 Thực trạng rủi ro trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng
2.3.3 Thực trạng rủi ro do gian lận, lừa đảo và giả mạo
Giao dịch bảo lãnh ngân hàng với đặc trưng là bằng chứng từ tạo điều kiện thuận lợi cho sự lạm dụng, gian lận và lừa đảo xuất hiện. Điều này xuất phát từ thực tế là thủ tục đòi tiền của bảo lãnh ngân hàng khá đơn giản, thường chỉ xuất trình văn bản địi tiền cùng tuyên bố vi phạm, nên đã vơ tình trở thành những ưu đãi đối với bên thụ hưởng.
Đối với hoạt động bảo lãnh nước ngoài
Trong hoạt động này, gian lận, lừa đảo và giả mạo thường tinh vi, trị giá khá lớn, thường được tổ chức quy mô và nhằm vào những công ty xuất nhập khẩu mới thành lập, chưa thông thạo trong thương mại quốc tế để mời chào bằng những món lợi lớn, những thương vụ mang lại hiệu quả cao. Trong các dạng rủi ro trên, lừa đảo quốc tế xuất hiện nhiều nhất.
Trường hợp 1: Một công ty T mới được thành lập tại tỉnh A trở thành mục tiêu của tổ chức lừa đảo dưới danh nghĩa của Công ty Alpha Trading (Thụy Sĩ). Sau thời gian tìm cách tiếp xúc, tạo mối quan hệ ban đầu rất tốt với Công ty T, Alpha Trading đặt mua 100.000 tấn gạo với giá 270 USD/tấn, cao hơn giá cùng thời điểm trên thị trường khoảng 15 – 20 USD/tấn. Khi ký hợp đồng, Alpha Trading yêu cầu Công ty T phải giao một bảo lãnh thực hiện hợp đồng trị giá 1,35 triệu USD (tương đương 5% hợp đồng) theo mẫu của họ và trong đó khơng có điều khoản ràng buộc việc mở L/C của Alpha Trading. Dù các điều khoản rất rủi ro, nhưng vì q tin tưởng vào thiện chí hợp tác lâu dài với Alpha Trading và lợi nhuận từ thương vụ này, nên Công ty T đã chấp nhận mọi rủi ro và thực hiện mở bảo lãnh ngân hàng . Sau đó, bằng thủ thuật tinh vi, Alpha Trading đã gài bẩy Công ty T vi phạm hợp đồng và rút tiền từ cam kết bảo lãnh rồi biến mất. Trong khi đó, chờ mãi khơng thấy Alpha Trading mở L/C, Cơng ty T tìm hiểu mới biết đã bị lừa đảo.
Trường hợp 2: Một tổ chức có tên gọi Briton Finance đã thơng qua một nhà mơi giới ở Tp. Hồ Chí Minh tìm đến Cơng ty B để làm quen, giao thiệp một thời gian rồi
9 Tài liệu tham khảo: Trần Hà Minh Thắng, 2009, Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
mời chào cho Cơng ty B vay một khoản tín dụng gần 20triệu USD, lãi suất 6,25%/năm, thời gian cho vay 10 năm, thời gian ân hạn 2 năm và Công ty B phải cung cấp một bảo lãnh ngân hàng có thể chuyển nhượng, khơng hủy ngang và thanh tốn vơ điều kiện theo mẫu của Briton Finance. Trước thiện chí của đối tác và lợi ích to lớn từ việc hợp tác này, Công ty B yêu cầu ngân hàng X phát hành cam kết bảo lãnh theo như yêu cầu của Briton Finance. Tuy nhiên ngân hàng X đã từ chối bảo lãnh vì những điều khoản rủi ro. Sau đó, tổ chức lừa đảo trên đã bị phát hiện và bắt giữ.
Hiện nay, các thủ đoạn lừa đảo quốc tế nói chung và lừa đảo, gian lận và giả mạo trong bảo lãnh nước ngồi nói riêng ngày càng nhiều. Các tổ chức lừa đảo thường lợi dụng tâm lý rất cần đầu ra của các nhà xuất khẩu cũng như tâm lý nhập hàng rẻ của các nhà nhập khẩu để đưa ra các điều khoản bất lợi và đầy rủi ro khi hợp tác.
Qua các trường hợp gian lận, lừa đảo và giả mạo trong hoạt động bảo lãnh nước ngoài bị phát hiện trong thời gian gần đây cho thấy các thủ đoạn trên dù có tinh vi đến đâu cũng sẽ có những khe hở nhất định. Những khe hở đó có thể là những món lợi lớn từ thương vụ, các thỏa thuận hợp tác quá dễ dàng nhưng hiệu quả lại rất cao; hoặc đó có thể là các điều khoản bất lợi trong mẫu bảo lãnh yêu cầu phát hành; hoặc các lỗi “đỏ” về chính tả, ngữ pháp hoặc văn phong trong cam kết bảo lãnh giả mạo đã được phát hành dưới tên các ngân hàng lớn.
Đối với hoạt động bảo lãnh trong nước
Hoạt động bảo lãnh trong nước cũng đối mặt với những rủi ro về gian lận, lừa đảo và giả mạo. Khác với bảo lãnh nước ngồi, các thủ đoạn trên khơng tinh vi bằng và giá trị không lớn. Đa số các cam kết bảo lãnh bị làm giả chủ yếu để phục vụ cho các tổ chức phát hành để tránh sử dụng đến ngân quỹ, chẳng hạn: dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo hành,... Yếu kém trong năng lực phân tích, thẩm định khách hàng của nhân viên dẫn đến việc ngân hàng bị lừa đảo, mất vốn do phải thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp: khách hàng tại một Ngân hàng thương mại cổ phần đã sử dụng hợp đồng kinh tế giả mạo để yêu cầu Ngân hàng này phát hành thư bảo lãnh. Do năng lực thẩm định và phân tích khách hàng của cán bộ ngân hàng chưa tốt, việc kiểm tra phê
duyệt của lãnh đạo ngân hàng cũng sai sót nên khách hàng đã lừa đảo chiếm đoạt được 3 tỷ đồng trong tổng số tiền 12 tỷ đồng mà Ngân hàng này đã thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng. Tuy số tiền bị mất không lớn nhưng sự việc chỉ được phát hiện sau khi khách hàng đã chiếm đoạt được số tiền của ngân hàng và cơ quan an ninh vào cuộc.
Tóm lại, việc thiếu thận trọng, thiếu kiến thức và kỹ năng trong thẩm định khách hàng và kiểm soát lỏng lẻo của đội ngũ cán bộ ngân hàng sẽ để lại những hệ lụy khơng những về tài sản mà cịn về danh tiếng của ngân hàng bảo lãnh.