Phân loại nguyên vật liệu trong Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ vĩnh an (Trang 48 - 49)

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VĨNH AN

1.1.2.Phân loại nguyên vật liệu trong Công ty

Để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Chúng có vai trò, công dụng, tính chất lý hóa rất khác nhau và biến động thường xuyên, liên tục hàng ngày trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu theo từng thứ, loại nguyên vật liệu khác nhau kế toán phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên vật liệu có thể theo dõi được tình hình biến động của từng thứ, từng loại nguyên vật liệu từ đó cung cấp thông tin được chính xác kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua dự trữ về nguyên vật liệu, đồng thời tính toán chính xác số chi phí về nguyên vật liệu chiếm trong tổng giá thành sản phẩm.

Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị, Công ty tiến hành phân loại nguyên vật liệu như sau:

- Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chính, là cơ sở vật chất cấu

thành nên thực thể sản phẩm. Tùy vào từng loại NVL sẽ tạo ra được từng loại mã sản phẩm khác nhau do vậy trong nguyên liệu chính còn được phân loại ra thành từng loại khác nhau. Cùng là gỗ nhưng được phân thành gỗ Hương, gỗ Căm xe, gỗ Gõ đỏ, gỗ Lim, gỗ Sồi.... Đối với từng loại NVL này thì lại tọa ra được từng nhóm sản phẩm khác nhau.

- Nguyên vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng nó không phải là cơ sở vật

chất chủ yếu hình thành nên trong ngành sản xuất gỗ ván sàn cũng cần rất nhiều loại nguyên liệu phụ khác nhau như: Giấy nhám, sơn, keo ghép, keo pate, keo mông bả... - Phụ tùng thay thế: Là những loại vật liệu mà công ty mua về để thay thế cho các bộ phận chi tiết máy móc như: vòng bi, bánh răng các loại, bulong các loại ,.. và các loại phụ tùng khác.

Từ việc phân loại NVL, kế toán tiến hành mã hóa từ loại nguyên vật liệu để có thể dễ quản lý, theo dõi. Ví dụ: nguyên liệu chính luôn bắt đầu bằng chữ “G” vì nguyên liệu chính là gỗ. Nguyên liệu phụ được bắt đầu bằng chữ “P”, còn các loại NVL thay thế bắt đầu bằng chữ “VT”. Kế toán lập ra một bảng kí hiệu riêng để theo dõi các loại NVL được dễ dàng.

Bảng số 2.1: Mã nguyên vật liệu tại Công ty

STT Tên NVL Mã NVL TK NVL Đơn vị tính 1 Gỗ Hương GH 15211 M3 2 Gỗ Gõ Đỏ GGD 15212 M3 3 Gỗ Căm xe GCX 15213 M3 4 Gỗ Lim GL 15214 M3 5 Gỗ Sồi GS 15215 M3 6 Giấy nhám PGN 15221 Tờ 7 Sơn PS 15222 Khách hàng 8 Acton PAC 15223 Khách hàng 9 Keo ghép ngang PKG 15224 Khách hàng 10 Keo trong PKT 15225 Khách hàng 11 Keo 502 P502 15226 Khách hàng 12 Keo Pate KPT 15227 Khách hàng

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ vĩnh an (Trang 48 - 49)