Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ vĩnh an (Trang 38 - 42)

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ VĨNH AN

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Vĩnh An hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, tuân theo mọi quy định về luật hoạt động của Pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản

trị và Giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt trên ba mươi ngày ở Việt Nam thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng vắng mặt ở Việt Nam thì uỷ quyền cho một thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại Việt Nam để thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Sơ đồ 2.1- Sơ đồ tổ chức bộ máy tổ chức của Công ty

Sinh viên: Vũ Thị Liễu Sen Lớp: KT3-CN6 GVHD: Nguyễn Thị Mỵ

39

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban trong Công ty:

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền

nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;

- Giám sát, chỉ đạo Giám và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;

- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;

- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Giám đốc Công ty: Là người được hội đồng quản trị công ty giao nhiệm vụ quản

lý toàn bộ hoạt động của công ty.

- Giám đốc có quyền quyết định, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của của công ty.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty

- Hướng dẫn, đôn đốc tình hình thực hiện kế hoạch của công ty. - Báo cáo hội đồng quản trị của công ty các công việc của công ty.

Phó giám đốc hành chính: Là người phụ trách các vấn đề về hành chính, nhân

sự của công ty.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch về nhân sự cho công ty. - Giải quyết các vấn đề về hành chính của công ty

Sinh viên: Vũ Thị Liễu Sen Lớp: KT3-CN6 GVHD: Nguyễn Thị Mỵ

41

- Báo cáo giám đốc các vấn đề về hành chính nhân sự của công ty.

Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách các vấn đề về sản xuất của công ty

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty - Chỉ đạo hoạt động sản xuất của công ty

- Báo cáo thường xuyên với ban giám đốc về tình hình xuất của công ty

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác

tổ chức sắp xếp cán bộ , thực hiện các chế độ tiền lương đối với công nhân viên chức. Thực hiện công tác quản trị, duy trì trật tự an ninh ở đơn vị. Cùng với các phòng ban khác lập kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ cho Công ty. Giải quyết các công việc thuộc phạm vi quyền hạn của mình như giao dịch, tiếp khách,...

Phòng Kế toán: Phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc về công

tác thống kê và quản lý kinh tế. Phòng có nhiệm vụ nghiệm thu khối lượng sản phẩm hàng hoá theo từng kỳ ( tháng, quý, năm) về số lượng chủng loại.

Thanh toán, chi trả lương và các khoản khác cho người lao động đảm bảo đúng quy định, đúng nguyên tắc. Phòng có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ kế toán quy định, đồng thời thu nhận và lưu trữ các chứng từ hoá đơn có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp các thông tin về tài chính cho giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

Phòng Vật tư: Có nhiệm vụ về lập kế hoạch về giá vật tư , giá trị tổng sản lượng,

doanh thu, nộp ngân sách kế hoạch sản xuất và lệnh sản xuất. Lên kế hoạch thu mua, bảo quản, dự trữ vật tư, phân bổ vật tư và tính định mức vật tư. Cùng với phòng kỹ thuật, phòng kế toán lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản.

Bộ phận an ninh- bảo vệ: Chịu trách nhiệm về tình hình an ninh của công ty.

Xây dựng và thực hiện các kế hoạch an ninh của công ty. Báo cáo giám đốc hành chính khi có phát sinh các vấn đề liên quan tới an ninh công ty.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ vĩnh an (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w