Đánh giá chung và đề xuất phương hướng

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình chăn nuôi trâu, bò tại xã La Hiên và xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 89 - 98)

Nhìn chung Tràng Xá có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò. So sánh giữa các mô hình chăn nuôi ta thấy gia đình ông Hoàng Văn Sơn đã có sự đầu tư lớn hơn do đó đem lại hiệu quả là thu hàng năm từ chăn nuôi có cao hơn.

Để làm sáng rõ hơn về hiệu quả kinh tế của 3 mô hình trên ta cần phân tích sâu hơn.

Mô hình của gia đình ông Trần Văn Chiến nuôi 4 trâu, đến năm 2008 có trồng cỏ trên đất ruộng ngô cũ với diện tích là 5 sào, năng suất đạt 254,4 tấn/ha/năm, mỗi năm có thể thu 45,8 tấn cỏ tươi. Nếu mỗi ngày nhu cầu của một trâu là 40 kg cỏ thì một năm cả đàn cần khoảng 58,0 tấn, từ khi có cỏ trồng đáp ứng đến gần 80% còn lại khai thác cỏ tự nhiên. Tổng số trâu gia đình ông đã bán là 5 con, trong hai năm 2008 và 2009 bán 2 con thu 25 triệu. Như vậy giá trị thu lại từ 5 sào đất trồng cỏ của gia đình ông là 10 triệu/ năm, tính ra mỗi ha trồng cỏ có thể thu được khoảng 55 triệu.

Mô hình gia đình ông Ngô Trung Sơn nuôi 5 trâu, trồng 1440m2 cỏ Voi (4 sào) trên đất ruộng, năng suất cỏ là 350 tấn/ha/năm, hàng năm ông thu được 51 tấn cỏ Voi. Nếu mỗi ngày một trâu trung bình cần 40kg cỏ, thì một năm cả đàn cần khoảng 73 tấn, cỏ trồng đáp ứng khoảng 70%, số còn lại khai thác cỏ tự nhiên, lá mía, rơm (khoảng 30%). Giá trị thu lại từ 4 sào đất trồng cỏ là 70% của 18 triệu tức khoảng 12 triệu/ năm, tính ra mỗi ha nếu trồng cỏ

thì có thể thu được khoảng 80 triệu. Hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi của gia đình ông là không cao, vì đầu tư ban đầu thấp (5 trâu) nhưng hiệu quả 1ha trồng cỏ thì cao.

Mô hình gia đình ông Hoàng Văn Sơn nuôi 10 trâu, trồng 3000m2 cỏ trên đồi, năng suất là khoảng 200 tấn/ha/năm, thực thu khoảng 60 tấn/ năm. Nhu cầu cỏ cho cả đàn trâu của ông Sơn là khoảng 145 tấn, cỏ trồng của ông đáp ứng khoảng 40%, còn lại là cỏ tự nhiên và rơm. Thu nhập từ chăn nuôi của gia đình ông là 31,4 triệu/năm, thu được từ đồng cỏ trồng khoảng 12,5 triệu, tính ra trên 1 ha/năm khoảng 41 triệu. Hiệu quả thu lại trên 1ha không cao vì đất đồi khô hơn, chăm sóc kém hơn nên năng suất thấp.

Từ kết quả nghiên cứu ba mô hình chăn nuôi của ba gia đình trên chúng tôi có một số đề xuất sau:

- Về mô hình chăn nuôi gia súc của một gia đình nên là 10 con trâu hoặc bò.

- Hình thức nuôi là bán chăn thả, vì cỏ tự nhiên chất lượng cao, gia súc thích ăn, đồng thời tận dụng lợi thế tự nhiên của miền núi còn nhiều thảm cỏ có thể khai thác, giảm bớt diện tích trồng cỏ.

- Tùy theo diện tích các thảm cỏ tự nhiên mà trồng thêm cỏ, đất trồng có thể là ruộng, soi bãi hay đất đồi. Tùy mức độ tốt hay xấu của đất mà có bón tưới phù hợp, yêu cầu cỏ trồng đáp ứng từ 50 - 70% thức ăn trong cả năm.

- Nên tận dụng thêm các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn bổ sung. Cần có biện pháp chế biến và bảo quản thức ăn để phục vụ cho mùa đông.

- Tuy nhiên, phần lớn người dân vùng này có tập quán chăn nuôi còn lạc hậu. Chăn nuôi trâu bò chủ yếu là tận dụng các bãi cỏ ven đường, ven suối mà chưa thực sự chú trọng đến việc phát triển đồng cỏ trồng phục vụ chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích đất đồi ở đây còn khá lớn, người dân thường sử dụng để trồng ngô tuy nhiên thu nhập từ trồng ngô là không cao. Vì vậy, những bãi trồng ngô cho năng suất thấp các gia đình có thể chuyển sang trồng cỏ để phục vụ cho chăn nuôi hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

- Hai xã La Hiên và Tràng Xá đều có điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi gia súc. Tập đoàn cây thức ăn ở đây khá phong phú, nhiều loài có chất lượng tốt nhưng sử dụng chưa hợp lý nên năng suất thấp, thảm cỏ tự nhiên ngày càng bị thoái hoá.

- Ba mô hình chăn nuôi của ba gia đình ông Trần Văn Chiến, Ngô Trung Sơn và Hoàng Văn Sơn đều đảm bảo phát triển bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nếu biết đầu tư đúng hướng có thể mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình.

- Mô hình chăn nuôi bán chăn thả hiện nay là phù hợp với các địa phương miền núi, tùy thuộc vào diện tích các thảm cỏ tự nhiên mà xây dựng đồng cỏ trồng cho phù hợp.

2. Đề nghị

- Cần tu bổ, cải tạo và xây dựng quy trình khai thác các thảm cỏ tự nhiên cho hợp lý, đảm bảo bền vững và lâu dài.

- Những khu vực trồng ngô, lúa cho năng suất thấp nên chuyển sang trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.

- Các hộ chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và khai thác hợp lý, khoa học đối với đàn vật nuôi của mình.

- Chính quyền địa phương cần tăng cường các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ các hộ chăn nuôi về vốn đầu tư, đầu ra sản phẩm và kinh nghiệm trong chăn nuôi cho người dân .

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Lê Văn An, Tôn Nữ Tiên Sa, Phát triển kỹ thuật cây thức ăn xanh với

nông hộ, do ACIAR và CIAT xuất bản, ACIAR chuyên khảo số 93.

[2]. Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Gây trồng và sử dụng một số giống cỏ

năng suất cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[3]. Báo cáo thuyết minh kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010, Ủy ban nhân dân xã La Hiên.

[4]. Báo cáo thuyết minh kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2010, Ủy ban nhân dân xã Tràng Xá.

[5]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Ủy ban nhân dân xã La Hiên. [6]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm

2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Ủy ban nhân dân xã Tràng Xá. [7]. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Võ Nhai đến năm

2020, Ủy ban nhân dân huyện Võ Nhai.

[8]. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005), Danh lục các loài thực

vật Việt Nam, Tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[9]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1997), Thực

hành hóa sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[10]. Hoàng Chung (2004), Đồng cỏ vùng núi phía bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

[11]. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[12]. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục.

[13]. Hoàng Chung, Giàng Thị Hương (2006), Tập đoàn cây cỏ trồng làm thức

ăn gia súc tỉnh Sơn La, năng suất chất lượng và khả năng khai thác. Tạp

chí Nông nghiệp và PTNT số 19.

[14]. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1997), Nghiên cứu cấu trúc một số mô

hình phục hồi rừng trên savan cây bụi ở Bắc Thái, Tạp chí khoa học và

công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 2.

[15]. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống

thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo khoa

học trường Đại học sư phạm Việt Bắc, số 3.

[16]. Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993), Cây cỏ Việt Nam, 6 tập. An lllustrated Flora of Vietnam – Montreal.

[17]. Lê Khả Kế và các tác giả (1969, 1975), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 6 tập.

[18]. Nguyễn Đình Ngỗi, Võ Văn Chi (1964), Sơ bộ điều tra thảm thực vật

savan trên một vùng đồi núi phía Nam Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tập san

sinh vật địa học - số 1.

[19]. Nhiều tác giả (1969), Đồng cỏ nhiệt đới, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[20]. Nhiều tác giả (2004), Cây thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng, NXB Thanh Hóa.

[21]. Phan Thị Phần, Lê Hòa Bình và các cộng sự (1999), Tính năng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất xanh và hạt của cỏ

Ghinê TD58, Báo cáo khoa học, Bộ NN&PTNT, 28-30 tháng 6/1999.

[22]. Nguyễn Văn Quang (2002), Đánh giá khả năng sản xuất và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất một số giống cỏ hòa thảo

nhập nội là thức ăn cho gia súc tại Bá Vân - Thái Nguyên. Luận văn thạc

[23]. Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch, Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa, NXB Nông nghiệp.

[24]. Trần Trọng Thêm, Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nội, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Lương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Văn Niêm, Giáo trình

kỹ thuật chăn nuôi trâu bò, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

[25]. Nguyễn Thiện (2005), Trồng cỏ nuôi bò sữa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[26]. Trịnh Văn Thịnh, Hoàng Phương, Nguyễn An Tường, Borget M., Boudet G., Cooper J.P,…(1974), Đồng cỏ và cây thức ăn gia súc nhiệt đới, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

[27]. Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001), Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ sả Panicum maximum CvTD 58 trên vùng đất xám Bình

Dương, Báo cáo KH phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi, trình bày tại

hội đồng khoa học Bộ NN&PTNT, 10-12 tháng 4/2001.

[28]. Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1998), số 4 năm thứ 29.

[29]. Dương Hữu Thời, Nguyễn Ngọc Chất, Hoàng Chung, Phạm Quang Anh (1969), Kết quả công tác điều tra đồng cỏ Ngân Sơn (Bắc Kạn). Thông báo khoa học trường Đại học Tổng hợp - Khoa Sinh vật.

[30]. Dương Hữu Thời (1981), Đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, “Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam”, Hà Nội.

[31]. Nguyễn Văn Thưởng (2000), Kỹ thuật nuôi bò sữa - bò thịt ở gia đình, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[32]. Nguyễn Văn Thưởng (2006), Kỹ thuật nuôi bò lấy thịt ở gia đình, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[33]. Tiêu chuẩn Việt Nam 4326:2001 (ISO6496:1999); 4328:2001 (ISO4327:1993); 4331:2001 (ISO6492:1999).

Tiếng Anh

[34]. Anon (2000), Yields and chemical composition of pasture species in

lowland areas, Animal Nutrition Division, Department of livestock

Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives, pp27.

[35]. Animal Nutrition Division (2001), Intensive cultivation of Purple guinea

for dairy cows in Petchaburi Province, Animal report in 2001,

Department of livestock Development, Ministry of Agriculture and Cooperatives.

[36]. CIAT (1978), Beef program, Rept cali, Colombia, Centro Internation de Agriculture tropical.

[37]. R.J. Meilroy (1972), An introduction to tropical grassland Husbandry. Oxford University Press. Second edition, 1972 Pp 3 – 7.

[38]. Riveros, F & Wilson, G.L (1970), Responses of a Setaria aphacelata,

Desmodium intortum mix-ture to height and frequency of cutting, Proc,

PHỤ LỤC

ẢNH CHỤP QUANG CẢNH CÁC ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu thực địa tại bãi chăn thả gia súc của gia đình ông Chiến

Bãi chăn thả gia súc của gia đình ông Chiến

Bãi chăn thả của gia đình ông Hoàng Văn Sơn

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình chăn nuôi trâu, bò tại xã La Hiên và xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)