Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình chăn nuôi trâu, bò tại xã La Hiên và xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 37)

* Vị trí địa lý

Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, dọc theo quốc lộ 1B tiếp giáp hai dãy núi cao, có toạ độ địa lý 21036’ đến 210

56’ vĩ độ Bắc và 105045’ đến 1060

17’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Na Rì (Bắc Kạn). - Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn). - Phía Nam giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang).

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương và Đồng Hỷ (Thái Nguyên).

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện theo địa giới hành chính là 84.010,44 ha gồm 15 đơn vị hành chính : 1 thị trấn và 14 xã, có 172 xóm, bản.

* Địa hình, địa mạo

Điểm nổi bật của địa hình huyện Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vì vậy huyện có địa hình khá phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít.

Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92%, những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền sông và các thung lũng của vùng núi đá vôi. Toàn huyện độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 800 m, đất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100 - 450 m.

Nhìn chung địa hình, địa mạo huyện Võ Nhai ít bằng phẳng, bị chia cắt nhiều, đất đai được hình thành chủ yếu là đất đỏ vàng trên núi và đất phù sa

cổ do đó không thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và đặc biệt là lúa nước, khó cho việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi và sự giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện.

* Khí hậu

Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

Bảng 2.1: Khí tƣợng thuỷ văn huyện Võ Nhai - Thái Nguyên

Nhiệt độ (độ C) Số giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm không khí (%) Năm 2008 2009 2008 2009 2008 2009 2008 2009 Tháng 1 14,4 15,1 55 96 12,3 10,8 83 73 Tháng 2 13,5 21,9 27 49 18,4 14,1 77 86 Tháng 3 20,8 20,5 71 42 24,6 33,0 86 83 Tháng 4 24,0 24,1 54 93 129,7 137,8 87 84 Tháng 5 26,7 26,5 128 140 120,8 567,8 80 83 Tháng 6 28,1 29,2 110 168 238,8 318,7 83 79 Tháng 7 28,4 28,9 156 160 523,3 248,2 83 84 Tháng 8 28,2 29,4 148 217 395,7 187,8 85 81 Tháng 9 27,7 28,3 153 175 207,1 221,0 86 80 Tháng 10 26,1 26,2 108 120 154,1 66,1 85 79 Tháng 11 20,5 21,0 158 138 200,1 0,5 79 71 Tháng 12 17,3 19,4 101 60 5,3 2,9 75 74 TB năm 23,0 24,2 106 122 169,2 152,9 82 80

(Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2009)

- Chế độ nhiệt:

Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Phía Đông Bắc thuộc vùng lạnh nhất của tỉnh, phía Tây Nam ở mức trung bình. Nhiệt độ

trung bình năm là 22,40C (các tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, 7, 8; tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình 27,80C; tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình 14,9 0C; các tháng mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau có nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung bình năm), số giờ nắng trung bình là 1500 - 1800 giờ/năm. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 39,50

C thường vào tháng 6 hàng năm, tối thấp tuyệt đối 30C thường vào tháng 1; Biên độ ngày và đêm trung bình 70C, lớn nhất là vào tháng 10 hàng năm 8,10C.

- Chế độ mưa:

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa bình quân năm: 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác của tỉnh Thái Nguyên (2.050 - 2.500 mm) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765 mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8 hàng năm 372,2 mm. Các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng hàng năm.

- Chế độ ẩm:

Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện dao động từ 80 - 87 %; các tháng mùa khô, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11 và 12) độ ẩm thấp.

- Lượng bốc hơi hàng năm:

Lượng bốc hơi hàng năm trên địa bàn huyện khoảng 985 mm, tháng 5 có lượng bốc hơi lớn nhất tới 100 mm. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều, chỉ số ẩm ướt < 0,5 nên dẫn đến tình trạng khô hạn gay gắt, nếu không có biện pháp tưới nước giữ ẩm hợp lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và năng suất các loại cây trồng.

- Chế độ gió:

Huyện nằm trong vùng có chế độ gió mùa với 2 hướng gió chính thay đổi theo mùa. Mùa hạ chủ yếu có thành phần gió Đông. Mùa đông chủ yếu có thành phần gió Bắc. Các tháng chuyển tiếp giữa các mùa gió có thành phần Tây là chính. Các hướng gió chính có gió Đông và Đông Nam vào mùa hạ, Đông Bắc vào mùa đông, gió Tây Nam vào mùa xuân và mùa thu. Tốc độ gió trung bình các tháng từ 1,5 - 2 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất: 32m/s thường vào tháng 6, gió có tốc độ mạnh thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Gió mạnh thường làm ảnh hưởng không tốt đối với cây trồng. Nhất là gió bão làm gãy cành, rách lá đối với cây lâu năm, làm đổ cây lúa và cây trồng hàng năm khác.

* Thuỷ văn

Hiện nay trên địa bàn huyện Võ Nhai có 2 hệ thống sông nhánh trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố ở hai vùng phía Na m và Bắc:

- Sông Nghinh Tường: Là sông lớn nhất chảy qua phía Bắc huyện, là nhánh của sông Cầu, bắt nguồn từ dãy vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chạy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa và đổ vào sông Cầu.

- Sông Rong: Phân bổ ở phía Nam của huyện, là nhánh của sông Thương bắt nguồn từ xã Phú Thượng chạy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long và chảy vào tỉnh Bắc Giang.

Các nhánh sông suối trên địa bàn phân bố khá đồng đều và có nước quanh năm có thể sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra trên địa bàn huyện có khá nhiều hồ đầm lớn nhỏ khác nhau là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp phục vụ đời sống, cơ sở chăn nuôi thủy sản, nguồn tích trữ nước mùa hè dự phòng và sử dụng cho mùa vụ Đông - Xuân.

Nguồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, chất lượng nước nói chung là tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt của người dân.

* Đất đai, thổ nhưỡng

Nhìn chung đất thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất có phản ứng chua, đến chua mạnh (pH = 4 - 4,5), nghèo các chất dinh dưỡng dễ tiêu, Cation kiềm trao đổi, độ no Bagơ và dung dịch hấp thụ thấp.

Các vùng đất còn ít chịu tác động của hoạt động sản xuất ở 6 xã tiểu vùng phía Bắc huyện Võ Nhai tuy có địa hình hiểm trở, dốc nhiều nhưng tầng đất còn khá dày (hầu hết diện tích đất có tầng dày hơn 50cm). Đất ở các xã phía Nam huyện (Tràng Xá, Phương Giao, Dân Tiến, Bình Long, Liên Minh) còn lại đa số có tầng trung bình và mỏng.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số mô hình chăn nuôi trâu, bò tại xã La Hiên và xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)