Gia đình ông Trần Văn Chiến xã La Hiên bắt đầu nuôi trâu từ năm 2004, khởi đầu nuôi có 4 con. Phương thức nuôi là thả trâu trên đồi và tối cho về chuồng. Gia đình ông bắt đầu trồng cỏ Voi từ năm 2008 với diện tích khoảng 6 sào để cung cấp thức ăn cho trâu. Vào mùa đông, gia đình ông có cho trâu ăn thêm rơm.
Về hiệu quả kinh tế: Đến cuối năm 2009, gia đình ông đã bán tất cả 5 con, hiện còn 3 con. Tổng số tiền bán trâu là 50 triệu, số trâu còn lại ước tính trị giá khoảng 30 triệu trừ đi số tiền mua giống ban đầu là 27 triệu, bình quân gia đình ông đã thu 53 triệu, mỗi năm thu khoảng 8,8 triệu đồng. Hiệu quả đem lại với gia đình ông là thấp hơn cả, vì đầu tư ban đầu không lớn, trồng cỏ rất muộn nên hiệu quả thu lại kém.
Gia đình ông Ngô Trung Sơn bắt đầu nuôi trâu từ năm 2004 với số lượng ban đầu là 5 con. Phương thức chủ yếu là nuôi nhốt, mỗi ngày chỉ thả từ 3 - 4 tiếng. Vùng chăn thả là bãi cỏ ven suối và bờ ruộng. Từ năm 2004, gia đình ông cũng tiến hành trồng cỏ Voi nhằm cung cấp thức ăn cho trâu. Hiện nay, diện tích cỏ Voi nhà ông là 4 sào. Trong quá trình trồng và chăm sóc cỏ, gia đình có bổ sung thêm các loại phân vô cơ sau mỗi lần cắt. Gia đình ông Sơn có trồng 3000m2 mía nên khi thu hoạch cũng sử dụng ngọn và lá mía làm
thức ăn bổ sung cho trâu. Vào mùa đông, cỏ lên chậm, gia đình ông có cho trâu ăn thêm rơm.
Về hiệu quả kinh tế: Số trâu của gia đình khi bắt đầu nuôi là 5 con với số tiền giống ban đầu là 20 triệu. Từ năm 2004 đến hết năm 2009, gia đình ông không mua thêm con nào và đã bán tổng cộng 7 con trâu thu 83 triệu. Hiện nay còn 4 con trị giá khoảng 45 triệu. Như vậy, tổng thu của gia đình ông từ chăn nuôi trâu là khoảng 108 triệu, bình quân mỗi năm thu từ chăn nuôi trâu khoảng 18 triệu (sau khi đã trừ vốn đầu tư mua giống). Trong phần lãi này bao gồm công chăn dắt, đầu tư cho đồng cỏ trồng, chuồng trại và các chi phí khác phục vụ cho chăn nuôi.
Gia đình ông Hoàng Văn Sơn xã Tràng Xá bắt đầu chăn nuôi trâu, bò từ năm 2005. Mới đầu nuôi có tất cả 6 con trâu trong đó có một con đực, 2 con mẹ và 3 con nghé. Năm 2006, gia đình ông có mua thêm 2 con bò. Phương thức chăn nuôi của gia đình là hàng ngày thả trâu, bò lên đồi cỏ, chiều tối đưa về chuồng. Từ năm 2005, gia đình ông Sơn cũng tiến hành trồng cỏ làm nguồn thức ăn bổ sung thêm cho trâu bò. Ban đầu gia đình ông trồng các loại cỏ như cỏ Voi, cỏ Ghinê, cỏ Ruzi…nhưng hiện nay chỉ còn trồng cỏ Voi do loại này cho năng suất cao hơn và ba năm sau mới phải trồng lại . Khi bắt đầu trồng có bón phân chuồng và sau mỗi lứa cắt bón thêm lân, đạm khoảng 3 - 4 kg/sào. Ngoài ra, những con đẻ, ốm được chăn thêm cháo gạo hoặc cám ngô.
Về hiệu quả kinh tế: Số trâu gia đình ông Sơn mua vào khi bắt đầu nuôi năm 2005 là 6 con với tổng trị giá 30 triệu. Năm 2006, gia đình ông mua thêm 2 con bò nữa hết 5 triệu đồng. Mỗi năm gia đình ông đều bán với số lượng dao động từ 2 – 5 con/năm. Đến cuối năm 2009, tổng số trâu, bò gia đình đã bán là 12 con thu tổng số 92 triệu đồng. Hiện nay gia đình ông còn 10 con trâu trong đó có 1 con đực, 4 con cái và 5 con nghé tổng trị giá khoảng 100
triệu. Như vậy, tổng thu trong năm năm chăn nuôi, gia đình ông đã thu là 100tr + 92tr – 35tr
= 157tr, bình quân mỗi năm thu khoảng 31,40 triệu. Hiện nay gia đình ông đã mở rộng mô hình chăn nuôi với việc thử nghiệm chăn nuôi ngựa sinh sản. Đây cũng là một hướng phát triển mới có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi của gia đình. Hiệu quả đem lại của gia đình ông Hoàng Văn Sơn là cao nhất vì ông đầu tư ban đầu lớn, trồng cỏ ngay từ khi chăn nuôi.