4.1.3.1. Năng suất cỏ
Tại hai xã La Hiên và Tràng Xá, người dân trồng cỏ Voi (Pennisetum
purpureum) làm thức ăn xanh cho trâu, bò. Chúng tôi đã tiến hành đánh giá
Bảng 4.10: Năng suất cỏ trồng tại các điểm nghiên cứu Lần cắt
(Ngày cắt)
Năng suất tƣơi (kg/m2)
Điểm NC số 1 Điểm NC số 2 Điểm NC số 3
1 (5/12/2009) 4,1 4,5 4,0 2 (5/2/2010) 3,6 4,1 3,7 3 (27/3/2010) 3,2 3,9 3,5 4 (12/5/2010) 5,0 5,4 4,5 5 (25/6/2010) 5,3 6,1 4,7 Trung bình 4,24 4,80 4,08
Qua kết quả ở bảng 4.10 cho thấy ở gia đình ông Chiến năng suất cỏ dao động từ 3,2 - 5,3 kg/m2, ở gia đình ông Ngô Trung Sơn năng suất cỏ dao động trong khoảng từ 3,9 - 6,1 kg/m2
còn ở gia đình ông Hoàng Văn Sơ n năng suất dao động từ 3,5 - 4,7 kg/m2. Tính trung bình thì năng suất cỏ của gia đình ông Ngô Trung Sơn đạt cao nhất (4,80 kg/m2) sau đó đến gia đình ông Trần Văn Chiến (4,24 kg/m2) thấp nhất là năng suất cỏ ở gia đình ông Hoàng Văn Sơn (4,08 kg/m2).
Gia đình ông Trần Văn Chiến trồng cỏ trên đất ruộng ngô cũ với diện tích là 5 sào. Trước khi trồng có bón lót bằng phân chuồng với lượng 0,5 kg/m2. Sau mỗi lứa cắt gia đình ông có bón thêm đạm với lượng 4 kg/sào. Do điều kiện ở đây không dồi dào về lượng nước nên việc tưới nước cho cỏ không thực hiện được mà chịu sự chi phối của điều kiện thời tiết. Do đó năng suất cỏ giữa mùa mưa và mùa khô có sự chênh lệch khá lớn. Trung bình một năm có thể cắt từ 6 lứa. Năng suất đạt 254,4 tấn/ha/năm. Như vậy, một nă m gia đình ông có thể thu 45,8 tấn cỏ tươi.
Gia đình ông Ngô Trung Sơn cũng trồng cỏ trên ruộng trồng ngô cũ. Trước khi trồng cũng có bón lót bằng phân chuồng với lượng 1 kg/m2. Sau
mỗi lần cắt gia đình ông cũng bón phân NPK tổng hợp với lượng 5 kg/sào. Việc tưới ẩm cho cỏ ở đây cũng không được thực hiện thường xuyên. Mỗi năm có thể cắt từ 6 - 7 lứa. Năng suất cỏ thu được là 350 tấn/ha/nă m, mỗi năm gia đình ông thu được 51 tấn cỏ Voi.
Gia đình ông Hoàng Văn Sơn trồng cỏ trên sườn đồi với diện tích hơn 8 sào (3000m2). Trước khi trồng cỏ gia đình cũng thực hiện việc bón lót bằng phân lân với lượng 0,5 kg/m2, sau một hoặc hai lứa cắt có bón thêm đạm với lượng 3 kg/sào. Việc tưới nước cho cỏ ở đây cũng không thực hiện được. Trung bình một năm có thể cắt 4 - 5 lứa. Năng suất đạt khoảng 200 tấn/ha/năm. Tổng thu từ cỏ của gia đình là khoảng 60 tấn cỏ tươi. Năng suất cỏ ở gia đình ông thấp hơn là do đất khô và cằn hơn. Ở đây cần bón tưới nhiều hơn sẽ cắt được 6 lứa và năng suất sẽ trên 300 tấn/ha.
Chúng tôi cũng đã tiến hành phân tích mẫu đất tại khu vực trồng cỏ của các gia đình. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11: Kết quả phân tích mẫu đất tại khu vực trồng cỏ
Điểm NC số pHKCl N (%) P2O5 (%) K2O (%) OM (%)
1 5,31 0,42 0,10 0,14 4,88
2 4,71 0,21 0,07 0,10 4,02
3 4,45 0,15 0,11 0,18 3,68
Gia đình ông Trần Văn Chiến và ông Ngô Trung Sơn trồng cỏ trên đất ruộng ngô cũ còn gia đình ông Hoàng Văn Sơn trồng cỏ ở các bãi chân đồi. Qua kết quả phân tích cho thấy, đất ở các điểm nghiên cứu đều có pH tương đối thấp, cao nhất là ở điểm số 1 (5,31), thứ hai là điểm số 2 (4,71) và thấp nhất là ở điểm số 3 (4,45). Hàm lượng mùn cao nhất cũng là ở mẫu đất ở điể m số 1 (4,88%), đất ở điểm số 2 có hàm lượng mùn cao thứ hai (4,02%) và thấp nhất là ở điểm số 3 (3,68%). Hàm lượng N cao nhất là ở điểm số 1 (0,42%),
tiếp theo là ở điểm số 2 là 0,21% và thấp nhất là ở điểm số 3 đạt 0,15%. Hàm lượng P và K trong mẫu đất của cả 3 gia đình không có sự chênh lệch lớn. Tỷ lệ P dao động từ 0,07 - 0,11 còn tỷ lệ K dao động từ 0,10 - 0,18. Như vậy, ta thấy đất trồng ở điểm số 1 và số 2 có chất lượng tốt hơn so với điểm số 3.
So với kết quả phân tích mẫu đất tại bảng 4.9 ta thấy đất tại các bãi chăn thả và đất trồng cỏ của các gia đình cũng đều thuộc loại đất chua và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cũng không có sự chênh lệch nhiều. Muốn đạt được năng suất cao thì cần phải chú ý bón thêm phân để bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng cho đất.
4.1.3.2. Chất lượng cỏ
Để đánh giá chất lượng cỏ trồng, chúng tôi lấy mẫu cỏ của 3 gia đình và tiến hành phân tích. Kết quả được trình bày trong bảng 4.12.
Bảng 4.12: Thành phần hóa học của cỏ Voi tại các điểm nghiên cứu
Điểm NC số VCK (%) Prôtêin (%) Lipit (%) Đƣờng (%) Xơ (%) Khoáng (%) 1 16,81 1,63 0,53 1,27 5,71 1,35 2 22,25 2,22 0,70 1,68 7,41 1,92 3 15,84 1,24 0,44 1,02 5,34 2,45 Số liệu viện chăn nuôi 20,20 1,76 0,51 1,93 1,58
Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.14 cho thấy cỏ voi của gia đình ông Ngô Trung Sơn có chất lượng tốt nhất. Các chỉ tiêu về vật chất khô, hà m lượng prôtêin, lipit, đường, chất xơ đều cao hơn so với cỏ của hai gia đình còn lại. Thứ hai là cỏ của gia đình ông Trần Văn Chiến, còn cỏ trồng của gia đình ông Hoàng Văn Sơn có hàm lượng các chất dinh dưỡng là thấp nhất.
Tuy nhiên, so với kết quả phân tích thành phần hóa học của cỏ tự nhiên tại các điểm nghiên cứu (Bảng 4.8) thì ta thấy hầu hết các chỉ tiêu về vật chất
khô, hàm lượng prôtêin, lipit, đường và tỷ lệ chất xơ trong cỏ tự nhiên đều cao hơn. So với cỏ Voi các loài cỏ tự nhiên ở đây có giá trị dinh dưỡng cao gấp từ 2 tới gần 3 lần.
So với số liệu phân tích thành phần hóa học cỏ Voi của Viện chăn nuôi (1995) chúng tôi thấy không có sự chênh lệch nhiều, chỉ có hàm lượng chất xơ là cao hơn khá nhiều. Qua các kết quả trên ta thấy chất lượng cỏ trồng của các gia đình là khá tốt, có thể sử dụng làm thức ăn thường xuyên cho trâu bò cũng như các gia súc ăn cỏ khác.