Nội dung quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 38)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

1.2.2 Nội dung quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quán triệt xem việc xây dựng đội ngũ cán bộ nữ là nhiệm vụ mang tính chiến lược trong cơng tác cán bộ. Điều này được thể hiện rõ qua một loạt các văn bản được ban hành, cụ thể: Nghị quyết số 152, 153 của BCH Trung ương Đảng khóa III đã nhấn mạnh đến công tác cán bộ nữ. Chỉ thị số 44/CT-TW ngày 07/6/1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về một số vấn đề cấp bách trong tác cán bộ nữ nêu rõ: vấn đề cán bộ nữ cần phải đặt trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ nói chung của Đảng và Nhà nước ta.

Mỗi cấp lại có những nhiệm vụ khác nhau liên quan tới cơng tác quản lý nữ cán bộ cấp xã. Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn người viết đi sâu nghiên cứu nội dung quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã của cấp huyện, bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường cơng tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Đảng ta đề ra ba quan điểm và sáu công tác lớn nhằm tăng cường việc chăm lo, bồi dưỡng, vận

động phụ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị số 37/CT-TW, ngày 16/5/1994, của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề cơng tác cán bộ nữ trong tình hình mới”, đã đánh giá việc thực hiện Chỉ thị 44/CT-TW, đồng thời nêu lên một số nhiệm vụ nhằm đẩy mạnh công tác phát triển cán bộ nữ trong tình hình tỉ lệ cán bộ nữ đang giảm.

Cần phải tuyển chọn cán bộ nữ từ những người ưu tú trong giai cấp cơng nhân, nơng dân, trí thức cách mạng, nhất là những người đã trải qua rèn luyện từ thực tiễn phong trào cách mạng. Phải quyết tâm và có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng để người cán bộ nữ có đủ năng lực, phẩm chất đảm nhiệm những nhiệm vụ, chức trách mà Đảng và Nhà nước giao cho. Đánh giá công tác cán bộ nữ thời kỳ đổi mới, Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37/CT-TW, đã nghiêm túc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 37/CT- TW, đồng thời đã thảo luận, xây dựng thống nhất các nội dung, mục tiêu của công tác cán bộ nữ trong thời gian tới. Tại Hội nghị, đồng chí Phan Diễn, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương đã nêu rõ: “Cần nhận thức nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội, đặc biệt là vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý là một tiêu chí quan trọng về thực hiện bình đẳng nam nữ, một tiêu chí của xã hội cơng bằng dân chủ, tiến bộ, văn minh là nhu cầu của sự nghiệp cách mạng, là địi hỏi của lợi ích cơng nghiệp, chị em phụ nữ hồn tồn có khả năng vươn lên đảm nhận những trách nhiệm lãnh đạo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”. Sau Hội nghị ban chỉ đạo tổng kết Chỉ thị 37/CT-TW phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan chuẩn bị đề án trình Bộ Chính trị ra nghị quyết về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác vận động phụ nữ và cán bộ nữ thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Chỉ thị nhấn mạnh vấn đề quy hoạch tạo nguồn cán bộ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể làm việc phát triển tài năng và đẩy mạnh công tác phát triển

đảng viên nữ. Chỉ thị nêu rõ: “Việc nâng cao tỉ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là yêu cầu quan trọng để thực sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện phát huy tài năng trí tuệ nâng cao địa vị xã hội của phụ nữ. Chống những biểu hiện lệch lạc, coi thường phụ nữ, khắt khe, hẹp hòi trong đánh giá, đề bạt cán bộ nữ”. Có thể nói chỉ thị số 37/CT-TW đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng ta về công tác cán bộ nữ, là căn cứ để các cấp, các ngành thực hiện công tác cán bộ nữ, tạo điều kiện để cán bộ nữ ngày càng tiến bộ.

Để đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ nói riêng thực sự phát huy được năng lực cá nhân, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, địi hỏi phải có cơng tác xây dựng quy hoạch cán bộ. Việc xây dựng quy hoạch và biên chế là việc làm thường xuyên và quan trọng, được thực hiện hàng năm.

Đây là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện pháp tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức, là việc bố trí, lập kế hoạch dài hạn, chuẩn bị, sắp xếp đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo chủ động nguồn nhân lực hoàn thành những nhiệm vụ được giao phó. Quy hoạch đội ngũ cán bộ là lập đề án, dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ theo những nhu cầu nhất định của cơ sở, đơn vị. Từ đó có cơ sở để đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, giới thiệu cán bộ vào các chức danh.

Trong Nghị quyết số 11/NQ-TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tục đánh giá tình hình phụ nữ và cơng tác phụ nữ thời gian qua, đồng thời nêu lên nhiệm vụ và giải pháp về công tác phụ nữ trong thời gian tới. Trong đó nêu rõ nhiệm vụ về quy hoạch, đào tạo cán bộ nữ, phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ

30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo, chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.

Thứ hai, bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

Việc bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ cấp xã phải xuất phát từ nhiều yếu tố, dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Để bố trí, sử dụng lực lượng cán bộ cấp xã dựa trên hai căn cứ là yêu cầu cơng việc và điều kiện nhân lực hiện có của cơ quan. Sử dụng cán bộ xã phải dựa vào những định hướng dựa trên nguyên tắc: Sử dụng cán bộ phải có tiền đề và kế hoạch. Căn cứ vào mục tiêu, mục tiêu của hoạt động quản lý đến mục tiêu sử dụng công chức. Tuân thủ nguyên tắc khách quan, khách quan, cơng bằng khi thực hiện những chính sách của Nhà nước. Đây được xem là căn cứ quan trọng để thực hiện chính sách sử dụng cán bộ.

Xây dựng chế độ phụ cấp công vụ phù hợp, thống nhất đối với cán bộ cơ quan. Có chế độ phụ cấp và chính sách đối với cán bộ công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có đơng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiến hành thực hiện đúng và kịp thời các chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ cấp xã như thu hút, đãi ngộ nhân tài cũng như khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng nguồn lực sinh viên tốt nghiệp về cơng tác tại xã. Qua đó, động viên, phát huy khả năng, lịng nhiệt tình cơng tác, gắn bó của cán bộ với địa phương, củng cố sự đoàn kết trong đội ngũ cán bộ cấp xã, đồng thời ngăn chặn những tiêu cực của cán bộ, thực hiện công bằng xã hội.

Khi bổ nhiêm đội ngũ cán bộ phải dựa trên cơ sở xây dựng cơ cấu nhân lực của đơn vị. Trong quá trình bổ nhiệm phải dựa trên nguyên tắc bỏ phiếu tín nhiệm để đảm bảo mở rộng đối tượng tham gia, tuyển chọn được người tài cho bộ máy chính quyền. Tránh được những định kiến hẹp hòi, cục bộ, bè phái. Trước khi bỏ phiếu tín nhiệm, cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm phải trình

bày chương trình hành động của mình, phát huy vai trị của vị trí cơng tác đối với xã hội. Việc thi tuyển, tiến cử, chế độ tập sự đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng cần được thực hiện thí điểm. Bởi nếu làm tốt sẽ thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Những người được lựa chọn phải có

ý thức trách nhiệm, khách quan, phải vì lợi ích chung và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, coi trọng ý kiến tập thể. Đồng thời phải có quy chế phối hợp giữa người đứng đầu với cơ quan đơn vị. Việc bổ nhiệm dựa trên yêu cầu cơng việc và nguồn nhân lực hiện có, đảm bảo đúng người, đúng việc.

Trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, việc bố trí, sử dụng đúng cán bộ ln là vấn đề được quan tâm đặc biệt. Đây được xem như là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ xã. Q trình bố trí, phân cơng và sử dụng cán bộ là một chuỗi các mắt xích từ khâu tuyển dụng đầu vào, hướng dẫn tập sự, bổ nhiệm vào ngạch cán bộ, phân công công tác phù hợp với vị trí tuyển dụng, bổ nhiệm. Đây là hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã. Vì việc bố trí đúng năng lực, vị trí cơng việc sẽ góp phần tạo điều kiện phát huy tinh thần, năng lực, sở trường của cán bộ, hồn thành tốt những cơng việc, nhiệm vụ được giao.

Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) nhấn mạnh việc bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức như sau: Bố trí phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường. Điều đó có nghĩa là khi sử dụng cán bộ, công chức, nhất là những người làm nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, phải xem xét cả hai yếu tố khách quan (tiêu chuẩn cán bộ, công chức) lẫn chủ quan (phẩm chất, năng lực, nguyện vọng). Việc đề bạt, cất nhắc phải đúng lúc, đúng người, đúng việc. Bố trí đề bạt khơng đúng có thể dẫn đến thừa, thiếu cán bộ, công việc kém phát triển, tiềm lực không được phát huy. Trọng dụng nhân tài, không phân biệt đối xử

với người có tài ở trong hay ngồi Đảng, người ở trong nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Đồng thời, chú ý kết hợp hài hịa giữa đóng góp của cán bộ cơng chức với chế độ chính sách tiền lương và các đãi ngộ khác. Khi thưởng, phạt phải rõ ràng, công bằng, kịp thời, phải căn cứ vào chất lượng, hiêu quả công tác của cán bộ, công chức. Khi đề cập đến vấn đề sử dụng cán bộ, trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã nêu lên 6 yêu cầu hết sức quan trọng đó là: “Phải biết rõ cán bộ; Phải cất nhắc cán bộ cho đúng; Phải khéo dùng cán bộ; Phải phân phối cán bộ cho đúng; Phải giúp cán bộ cho đúng và phải giữ gìn cán bộ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã vạch ra ba chứng bệnh do cách sử dụng cán bộ sai lầm và nhấn mạnh “Mục đích khéo dùng cán bộ cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và Chính phủ”.

Điều này được quán triệt bằng tư tưởng: “Khiến cho cán bộ có gan nói, có gan đề ra ý kiến”. Theo Bác, cán bộ khơng nói khơng phải họ khơng có gì để nói mà vì khơng dám nói, họ sợ. “Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc”. Cán bộ khơng phải ai cũng có năng lực như nhau. Nhưng lãnh đạo khéo, tài nhỏ hóa ra tài to. Lãnh đạo khơng khéo, tài to cũng hóa ra tài nhỏ... Khi sử dụng phải tin cán bộ. “Không nên tự tôn tự đại mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới”. Bác cịn u cầu, nếu ý kiến cấp dưới khơng đúng thì nên dùng thái độ thân thiết, giải thích cho họ hiểu.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ cấp xã.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn, năng lực cơng tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức; hướng tới mục tiêu tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là quá trình trang bị cho cán bộ những kiến thức, kỹ năng cần thiết, trước hết là những kiến thức

về nhà nước, Pháp luật, phương thức quản lý và các quy trình hành chính trong chỉ đạo, điều hành, phương pháp, kinh nghiệm quản lý, trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động theo chương trình quy định cho ngạch cơng chức. Sau đó là để bổ sung đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí theo vị trí đã được quy hoạch phát triển. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao". Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ cơng vụ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chun nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định: Đối với phụ nữ có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ nữ. Sự quan tâm của Đảng về công tác cán bộ nữ được thể hiện rõ trong Báo cáo Chính trị Đại hội IX: “Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về cơng tác cán bộ” và “thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và “thiết thực chăm lo sự bình đẳng về giới, sự tiến bộ của phụ nữ”.

Quan điểm này tiếp tục khẳng định trong Đại hội X: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng

giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị người cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo, quản lý ở các cấp”.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp xã thời kỳ hiện nay trở thành những người cán bộ có đạo đức cách mạng trong sáng, có kiến thức, kỹ năng chun mơn nghiệp vụ cao, năng động và sáng tạo đáp ứng yêu cầu của nền hành chính hiện đại. Phải là cơng bộc của dân, hết lịng vị nhân dân phục vụ. Nâng cao trình độ chính trị, thấm nhuần các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trung thành với chế độ, tận tụy với cơng việc, đáp ứng u cầu của việc kiện tồn và nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Tuy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 28 - 38)