Đánh giá chung về công tác quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 83)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã

3.3.1. Kết quả

Thực hiện Kết luận số 55/KL-TW ngày 18/01/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị khóa X “Về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước”, nhiều địa phương trên cả nước đã đã triển khai nhiều kế hoạch về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ xã hội, hạnh phúc. Các cấp lãnh đạo đã nhận thực rõ vai trò của cán bộ cơ sở, tập trung quan tâm, đào tạo đội ngũ cán bộ.

Nhờ đó đội ngũ cán bộ nữ cấp xã dần dần được nâng cao chất lượng. Một trong số cách làm đó là tuyển chọn đội ngũ nữ cán bộ thơng qua thi tuyển cơng khai, có sự sàng lọc để có được đội ngũ cán bộ chất lượng, trình độ cao. Song song, việc luân chuyển cán bộ cũng được thực hiện nhằm tạo cơ hội để cọ xát với thực tiễn. Tăng phụ cấp ở các xã có điều kiện khó khăn, phụ cấp đi học, ưu đãi cán bộ nữ, giúp cán bộ n tâm cơng tác, gắn bó lâu dài và cống hiến cho địa phương. Nhờ đó cơng tác quy hoạch cán bộ nữ ngày càng đi vào nề nếp và đạt được kết quả khả quan.

Đánh giá chung về công tác quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trực tiếp qua mức độ hài lòng của cán bộ, công chức cấp xã qua điều tra phiếu ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sơn Động hiện nay về điều kiện làm việc; công tác quy hoạch; việc bố trí, sắp xếp; cơng tác đào tạo bồi dưỡng; đánh giá, khen thưởng và kỷ luật với kết quả đánh giá như sau: mức hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất 56/115 phiếu chiếm 48,7%, mức rất hài lòng 35/115 phiếu chiếm 30,4% và khơng hài lịng 24/115 phiếu chiếm 20,9%.

Qua phỏng vấn trực tiếp người dân trên địa bàn huyện Sơn Động, đa số người dân rất hài lòng đạt 157/230 phiếu chiếm 68,2% về đội ngũ nữ cán bộ, cấp xã qua các tiêu chí: trình độ chun mơn, nghiệp vụ; đạo đức, lối sống; thái độ của nữ cán bộ, công chức khi tiếp xúc với nhân dân; tinh thần, trách nhiệm của nữ cán bộ, công chức khi tiếp xúc, giải quyết công việc của nhân dân và cách thức làm việc.

Những năm qua, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nữ cán bộ cấp xã ln được các cấp chính quyền huyện Sơn Động quan tâm. Việc quản lý

đội ngũ nữ cán bộ dần đi vào ổn định và đã đạt được những kết quả khả quan, cụ thể:

Các chế độ, chính sách đối với đội ngũ nữ cán bộ cấp xã được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, đội ngũ kế cận đáp ứng được yêu cầu về đức và tài.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm về cả mặt chuyên mơn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.

Cơng tác đánh giá cán bộ gắn liền với kết quả thực hiện công việc, trên cơ sở đó làm căn cứ để khen thưởng, kỷ luật hoặc bổ nhiệm.

Chất lượng cũng như hiệu quả công việc của đội ngũ nữ cán bộ ngày càng được nâng lên, tạo được niềm tin của người dân vào chính quyền và đội ngũ cán bộ.

Tóm lại, cơng tác quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Sơn Động về cơ bản đã đáp ứng các mục tiêu đề ra như nâng cao trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ cấp xã; luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong cơng việc gắn với kỷ cương. Từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

3.3.2. Hạn chế

Cùng với nhiều nỗ lực, cố gắng và sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã thì hiện nay cơng tác quản lý đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Bản thân đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện và cấp xã cũng đưa ra những đánh giá cụ thể về những vấn đề cịn hạn chế trong cơng tác quản lý nữ cán bộ, công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay như: một số cán bộ cơ sở chưa có khả năng dự báo, xây dựng chương trình kế hoạch, thiếu khả năng nghiên cứu, tổng hợp tình hình, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đang có sự mất cân đối lớn xét cả về độ tuổi và giới tính, lẫn sự

phân bổ theo ngành nghề, theo vùng... Trong khi đó, đất nước đang trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tích cực hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ.

Qua điều tra cũng cho kết quả nhất định về mức độ khơng hài lịng (29/230 phiếu chiếm 12,6%) của người dân đối với đội ngũ nữ cán bộ, công chức cấp xã qua các tiêu chí trình độ chun mơn, nghiệp vụ; đạo đức, lối sống; thái độ của nữ cán bộ, công chức khi tiếp xúc với nhân dân; tinh thần, trách nhiệm của nữ cán bộ, công chức khi tiếp xúc, giải quyết công việc của nhân dân và cách thức làm việc.

Trên cơ sở đó, các cấp chính quyền, lãnh đạo huyện Sơn Động tiếp thu và rút ra được những bài học để áp dụng cho việc quản lý đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ trên địa bàn huyện nói riêng. Cụ thể:

Một là, công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nữ

cán bộ ở một số đơn vị chưa đồng bộ; một số nữ cán bộ chưa cập với yêu cầu về trình độ chun mơn (phần lớn là đào tạo đại học hệ tại chức); còn nhiều lúng túng trong việc đào tạo nguồn phát triển cán bộ trẻ, cán bộ nữ, phát hiện người thực sự có năng lực để đưa vào các chức danh lãnh đạo cấp trưởng, phó. Tình trạng cục bộ, khép kín trong cơng tác cán bộ chưa được khắc phục triệt để (chưa mở rộng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các cơ quan, đơn vị khối đảng, đồn thể huyện từ nguồn cán bộ, cơng chức khối nhà nước, khối xã và ngược lại).

Hai là, công tác luân chuyển cán bộ thực hiện cịn ít; việc ln chuyển

cán bộ mới chỉ dừng ở phạm vi luân chuyển dọc (luân chuyển cán bộ cấp huyện về cấp cơ sở), chủ yếu luân chuyển để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, tăng cường cho nơi có nhiều khó khăn trong cơng tác cán bộ; việc ln chuyển cán bộ trẻ, cán bộ nữ được đào tạo cơ bản, có triển vọng phát triển để đào tạo, bồi dưỡng cón ít (nhất là cán bộ nữ).

Ba là, cơng tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, lý

luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ cho nữ cán bộ cấp xã còn chưa nhiều so với số lượng cán bộ nữ cần bổ sung kiến thức. Chất lượng đầu vào của cán bộ nhiều địa phương chưa cao, các lớp bồi dưỡng chủ yếu là ngắn hạn nên mặc dù đã qua đào tạo, bồi dưỡng nhưng hiệu quả thấp dẫn đến cán bộ không biết việc để làm hoặc không đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ.

Bốn là, Công tác đánh giá đội ngũ nữ cán bộ có địa phương, đơn vị cịn

thụ động, đánh giá chưa toàn diện, đa chiều, chưa thường xuyên, còn đánh giá bằng sự nể nang do vậy đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc bố trí xắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và điều động, luân chuyển cán bộ.

3.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên

3.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Việc quản lý đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ nữ cấp xã nói riêng vẫn cịn một số hạn chế như trên, một phần là do các quy định của Đảng và Nhà nước về cơng tác cán bộ nói chung và việc quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức nói riêng chưa có sự thống nhất do đó dẫn tới sự chồng chéo trong phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ.

Thứ nhất, do sự không đồng bộ và chẩm đổi mới, chế tài chưa chặt chẽ và nghiêm minh của hệ thống pháp luật về cơng chức chưa đáp ứng u cầu địi hỏi của cơng việc hiên tại; u cầu của q trình hội nhập và yêu cầu của CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, do mơi trường làm việc chưa “mở” nên đã vơ hình tạo ra rào cản cho đội ngũ cơng chức cấp xã pháp huy hết khả năng của mình, mơi trường làm việc bó hẹp khó tạo ra tính năng động, hiện đại cho đội ngũ công công chức cấp xã. Cơ sở vật chất trang bị cho đội ngũ công chức cấp xã ở huyện Sơn Động còn chưa được quan tâm đúng mức.

sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính; thay đổi những tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc...nguyên nhân này làm cho khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực hiện có của người thực hiện cơng việc có xu hướng ngày càng xa nhau.

Thứ tư, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, giá cả ngày càng leo thang dẫn đến đời sống của đội ngũ công chức cấp xã gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ lương của cơng chức khơng đảm bảo được cuộc sống cho nên hầu hết phải tìm nguồn thu nhập khác từ bên ngoài, mặc dù trong những năm gần đây chính sách tiền lương cũng đã có thay đổi. Đội ngũ cơng chức cấp xã đã có thêm 25% công vụ, tuy nhiên chế độ tiền lương vẫn chưa tương xứng với nhiệm vụ, với cống hiến của công chức để đội ngũ này yên tâm, chuyên cần với công việc ở vị trí cơng tác của mình trong bộ máy Nhà nước.

3.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì việc tồn tại những hạn chế của công tác quản lý đội ngũ cán bộ nữ cấp xã do một số nguyên nhân chủ quan sau:

Thứ nhất, việc tham mưu, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trong công tác

quy hoạch, phát triển nữ cán bộ của một số người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị còn thiếu chủ động, cục bộ, nể nang; mặt khác, thường có sự thay đổi cán bộ phụ trách nên thiếu sự ổn định, kế thừa phát triển trong cơng tác, do đó việc tham mưu triển khai nhiệm vụ trong cơng tác cán bộ có mặt chưa cao.

Thứ hai, về cơng tác bố trí sử dụng cán bộ: Bên cạnh những kết quả đã

đạt được, công tác tuyển dụng nữ cơng chức cấp xã vẫn cịn tồn tại một số điểm hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ này là: Một bộ phận cán bộ, công chức phụ trách cơng việc liên quan đến bố trí sử dụng cán bộ cơng chức cịn bị chi phối bởi các quan hệ gia đình, họ hàng, bạn bè thân hữu và các động cơ cá nhân khác như động cơ xử lý các mối quan hệ công tác;

Thứ ba, việc gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với công tác quy hoạch

chưa thực sự được quan tâm ở một số đơn vị. Hiện tượng đào tạo không gắn với quy hoạch hay quy hoạch khơng gắn với đào tạo cịn xảy ra ở một số cơ quan, đơn vị; một số cán bộ đi học chỉ coi trọng bằng cấp, ít quan tâm đến việc tiếp thu nâng cao nhận thức thực sự nên trình độ khơng được nâng cao thực chất, do đó hiệu quả cơng tác khơng cao.

Thứ tư, cơng tác bố trí, sắp xếp, đánh giá, xếp loại khen thưởng, kỷ luật

cịn gặp khó khăn do vẫn cịn tình trạng để tình cảm xen vào cơng việc. Giữa các cơ quan quản lý chưa có sự phối hợp đồng nhất dẫn đến công tác phối hợp trong việc quản lý đội ngũ cán bộ cấp xã chưa có hiệu quả.

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ CẤP XÃ TẠI HUYỆN SƠN

ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG 4.1. Bối cảnh mới

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày cơng đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, địi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Đối với công tác phụ nữ, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Các tầng lớp phụ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và cơng tác, đạt nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng, góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của đất nước. Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên. Phụ nữ được tơn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện. Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã có nhiều sáng tạo trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơng tác phụ nữ. Tuy vậy, trước u cầu của cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội

nhập kinh tế quốc tế, tình hình phụ nữ và cơng tác phụ nữ cịn nhiều mặt hạn chế, đồng thời lại có những vấn đề mới đặt ra với nhiều thách thức.

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2010 của Bộ Chính trị “Về cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” nhấn mạnh: Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ CBCC nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác CBCC của Đảng. Thực hiện chủ trương, chính sách đó, đội ngũ CBCC nữ ngày càng phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 813/NQ- UBTVQH14 Về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Bắc Giang. Theo đó, huyện Sơn Động thành lập các xã Phúc Sơn, Vĩnh An, Đại Sơn, thị trấn Tây Yên Tử. Sau khi sắp xếp, huyện Sơn Động có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 2 thị trấn. Nghị quyết có hiệu lực vào ngày 01/01/2020.

Vì vậy, khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã là vấn đề sắp xếp, bố trí cán bộ, cơng chức dơi dư. Sáp nhập các đơn vị hành chính sẽ giúp tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương, giảm được số lượng lớn cán bộ, công chức cấp xã, giảm được gánh nặng của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, việc sắp xếp số cán bộ, công chức dôi dư phải sao cho thỏa đáng, thông qua việc xem xét tuyển chọn, bố trí những người đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào các vị trí cịn thiếu ở các đơn vị hành chính khác, ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 83)