Kinh nghiệm quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã ở một số huyện và bài học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 53)

học cho huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã ở một số huyện

1.3.1.1. Quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Tổng số cán bộ, công chức huyện Ninh Giang là 516 người, trong đó cán bộ có 277 người, cơng chức có 239 người. Cán bộ, cơng chức là nữ có 82 người, chiếm tỷ lệ 15,89 %.

Trong những năm qua, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Ninh Giang đã đạt được nhiều kết quả tốt. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị của cán bộ, cơng chức cấp xã ngày càng được nâng lên. Cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ luôn đảm bảo tỷ lệ. Có được kết quả trên, cấp ủy và chính quyền huyện Ninh Giang đã thực hiện tốt một số nội dung về công tác quản lý cán bộ, cơng chức cấp xã, thị trấn đó là:

Thứ nhất, BTV Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Ninh Giang đã xây

dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của huyện. Trong đó có những nội dung quy định cụ thể về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng cụ thể hóa các văn bản của cấp huyện bằng các chương trình, kế hoạch, quy chế về cán bộ, cơng chức phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Thứ hai, Huyện ủy Ninh Giang đã xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh

đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015-2020. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai. Kết

quả quy hoạch cán bộ vừa mang tính “động” và “mở”, vừa đảm bảo sự kế thừa, gắn kết trong quy hoạch, tạo sự chủ động trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ. Số lượng quy hoạch cấp ủy đảm bảo ít nhất từ 1,5 đến 2 lần so với số lượng cấp ủy đương nhiệm; chức danh chủ chốt, chức danh lãnh đạo đảm bảo mỗi chức danh đều có 2 cán bộ dự nguồn trở lên, không quy hoạch 1 người vào quá 3 chức danh, 1 chức danh không quá 4 người; đối với các ngành, đồn thể (cựu chiến binh, hội nơng dân, đồn thanh niên, hội phụ nữ, MTTQ, cơng an, qn sự) quy hoạch cấp trưởng, cấp phó đảm bảo mỗi chức danh ít nhất có 2 cán bộ dự nguồn.

Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hàng năm, xây dựng kế

hoạch mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chính trị cho cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở. Cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, trung ương tổ chức; cử cán bộ tham gia học tập nâng cao trình độ chun mơn tại các trường Đại học, Cao đẳng... Trong 5 năm đã cử 125 đồng chí đi đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ, trong đó 99 đồng chí học đại học, 17 đồng chí học Cao đẳng, 9 đồng chí học trung cấp; 198 đồng chí đi đào tạo trung cấp lý luận chính trị.

Thứ tư, Huyện ủy, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy và Đảng ủy các xã, thị

trấn đã coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, đồng thời xử lý nghiêm các cán bộ, công chức vi phạm. Trong 5 năm (2011 - 2015) đã kỷ luật 15 cán bộ, cơng chức, trong đó khiển trách 4 người, cảnh cáo

11 người.

Thứ năm, công tác thi đua, khen thưởng đối với cán bộ, công chức được

Đảng ủy, UBND, các ngành, đoàn thể các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc, q trình bình xét cơng khai, dân chủ, khách quan, kết quả đánh giá cán bộ, cơng chức dựa trên mức độ hồn thành nhiệm vụ của từng cán bộ và phiếu

biểu quyết của hội nghị cán bộ, cơng chức. Qua tổng kết phong trào thi đua có 95 cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được UBND huyện tặng giấy khen, 712 cán bộ, công chức được công nhận danh hiệu lao động tiên tiến, 55 cán bộ, công chức đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cáp cơ sở.

1.3.1.2. Quản lý đội ngũ CBCC cấp xã ở Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Trong những năm qua, thị xã Chí Linh ln thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đặc biệt, thị xã đã tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, thị xã Chí Linh, ln coi trọng cơng tác năng cao trình độ

cho đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở. Hàng năm, thị xã đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn, đồng thời cử nhiều lượt cán bộ đi học nâng cao trình độ.

Thứ hai, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên,

công chức, viên chức.

Thứ ba, tập trung làm tốt công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý dứt điểm các

vi phạm. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, trong nhiệm kỳ 2010 -2015, cấp ủy các cấp đã xử lý kỷ luật 139 đảng viên, trong đó khiển trách 58, cảnh cáo 46, cách chức 9, khai trừ 26. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của thị xã ln có tình thần trách nhiệm cao với công việc và trước kỳ đại hội đảng cấp cơ sở, khơng cịn tình trạng đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp.

1.3.1.3. Quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Tổng số cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên có 274 người, trong đó cán bộ cấp xã là 145 người, công chức xã là 129 người. Tỷ lệ cán bộ cấp xã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên đạt 100%, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đạt trên 85 %; cơng chức cấp xã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên đạt trên 100%, trình độ lý luận chính trị đạt trên 26 %. Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đã tập trung thực hiện tốt một số nội dung về công tác quản lý đội ngũ cán bộ đó là:

Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên được Ban Thường vụ Huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện đặc biệt coi trọng và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, từ việc xây dựng các văn bản tổ chức thực hiện đến xây dựng kế hoạch quy hoạch, tạo nguồn đến đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, khen thưởng, kỷ luật, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ công vụ và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Hai là, công tác xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là

cán bộ chủ chốt cấp xã, Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Cừ đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác quy hoạch các chức danh đảm bảo 1 chức danh quy hoạch từ 2-3 người và 1 người đưa vào quy hoạch từ 2- 3 chức danh, quy hoạch đội ngũ cán bộ mang tính kế thừa và phát triển, hàng năm đánh giá, rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những nguồn khơng cịn đủ tiêu chuẩn và bổ sung nhân tố mới.

Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được quan tâm

trên cơ sở tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch cán bộ, công chức.

Bốn là, công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài được ưu tiên một bước,

trước tiên là ưu tiên người địa phương, người tham gia công tác lâu năm và người có trình độ. Việc tuyển dụng, bố trí cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ.

Năm là, công tác luân chuyển, điều động cán bộ là trưởng, phó các

phịng, ban, ngành của huyện về công tác tại các xã, thị trấn và giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn thực sự phát huy hiệu quả; cán bộ luân chuyển về cơ sở đã phát huy tác dụng, từng bước trưởng thành, thúc đẩy phong trào của địa phương phát triển.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã cho huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

chỉ thị, nghị quyết, chương trình, đề án của trung ương, của tỉnh, của huyện về cơng tác phát triển nữ cán bộ nói chung và quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã nói riêng.

Thứ hai, chú trọng cơng tác bố trí sử dụng nữ cán bộ để luân chuyển,

điều động cán bộ là trưởng, phó các phịng, ban, ngành của huyện về công tác tại các xã, thị trấn và giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn thực sự phát huy hiệu quả; cán bộ luân chuyển về cơ sở đã phát huy tác dụng, từng bước trưởng thành, thúc đẩy phong trào của địa phương phát triển.

Thứ ba, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội

ngũ nữ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ theo quy định. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng và tăng cường tạo nguồn cán bộ cho công tác quy hoạch bằng việc phát hiện sớm và đào tạo có định hướng những nữ cán bộ, cơng chức có triển vọng, chú trọng nữ cán bộ trẻ, nữ cán bộ gia đình có cơng với cách mạng, người dân tộc thiểu số... bảo đảm sự chuyển tiếp vững vàng, liên tục giữa các thế hệ và nâng cao cơ cấu cán bộ nữ.

Thứ tư, hoàn thiện tốt cơ chế “động” và “mở”, nghiêm túc thực hiện

công tác bầu cử bảo đảm công khai, minh bạch để chọn những người xứng đáng. Tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng, thu hút người có tài là đối tượng nữ, ngồi chế độ chung của Nhà nước, có chế độ riêng, mang tính đột phá, thiết thực về kinh tế, môi trường điều kiện làm việc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w