Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

2.2.1. Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp thống kê, so sánh là phương pháp dùng để thu thập, tổng hợp các số liệu, tư liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp, đánh giá những kết quả đó để đưa ra các thực trạng của các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp để khắc phục, hoàn thiện những hạn chế của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, tổng hợp các báo cáo, số liệu trong báo cáo về công tác cán bộ của Huyện ủy, UBND huyện Thanh Miện, huyện Ninh Giang, thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương và Huyện ủy Phù Cừ tỉnh Hưng Yên. Kết quả phân tích, đánh giá, được tác giả tổng hợp và sử dụng trong chương 1 và chương 3 của luận văn.

2.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế được vận dụng xuyên suốt trong quá trình làm luận văn. Phương pháp này thực chất là phân chia đối tượng được nghiên cứu thành từng mảng, từng lĩnh vực để có cái nhìn cụ thể, chi tiết hơn nhằm rút ra được những đặc điểm nổi bật của đối tượng trong tổng thể chung.

Cụ thể trong chương 1, tác giả đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận thơng qua các cơng trình, nghiên cứu của các tác giả về vấn đề cơ bản của luận văn. Trong chương 3 là nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã, đưa ra các mục tiêu, giải pháp phù hợp với thực tiễn của huyện Sơn Động trong thời gian tới.

Sau khi thu thập thông tin, số liệu, người viết tiến hành tổng hợp, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã. Đưa ra những quan điểm của mình về đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung, đội ngũ nữ cán bộ cấp xã nói riêng, cũng như chỉ ra những khoảng trống cho luận văn, tiêu chí đánh giá việc quản lý đội ngũ cán bộ cấp xã… trong chương 1. Trong chương 2, tác giả phân tích các phương pháp được sử dụng để triển khai đề tài.

Dựa trên những số liệu thu thập được, tác giả tổng hợp, loại bỏ những số liệu khơng chính xác, tính tốn để xác định tỉ lệ phần trăm về trình độ đào tạo, cơ cấu độ tuổi, tỷ lệ cán bộ nữ, kết quả đánh giá của cán bộ qua từng năm. Từ trên cơ sở đó có những nhận định chính xác hơn về cơng tác tuyển dụng, bố trí việc làm; việc quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp xã; chế độ thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ, cơng chức cấp xã. Kết quả những số liệu thu thập và xử lý sẽ được sử dụng để làm rõ thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ nữ cấp xã tại huyện Sơn Động ở chương 3. Từ đó rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, làm tiền đề để đề ra những giải pháp trong chương 4.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ CẤP XÃ TẠI HUYỆN SƠN ĐỘNG, TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý đội ngũ nữ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện sơn động, tỉnh bắc giang (Trang 59 - 61)