5. Kết cấu luận văn
1.2 Cơ sở lý luận, thực tiễn về quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi
1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣớng đến việc mở rộng quan hệ thƣơng mại Việt
Nam – Nam Phi
1.2.4.1 Môi trường kinh tế thế giới
Ngày nay, quá trình hội nhập đã trở nên sâu rộng và phổ biến trên toàn cầu. Sự liên kết của các nền kinh tế trở nên sâu sắc và có ảnh hƣởng lẫn nhau ngày càng mạnh hơn. Chính vì vậy, sự tăng giảm của nền kinh tế thế giới, cụ thể là ở những nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Nhật, EU luôn tạo ra những tác động không nhỏ dến hoạt động kinh tế của các nƣớc cịn lại. Khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu bắt nguồn từ sự bùng nổ bong bóng bất động sản dẫn tới khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008 đã ảnh hƣởng đến hoạt động thƣơng mại thế giới nói chung và quan hệ song phƣơng Việt Nam – Nam Phi nói riêng. Do Mỹ và EU là những thị trƣờng xuất khẩu quan trọng của các nƣớc đang phát triển nên khi các quốc gia này gặp vấn đề thì sẽ xảy ra hiệu ứng Domino cho các quốc gia cịn lại.
Tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008 đến xuất khẩu Việt Nam đƣợc thể hiện rõ nhất vì đây là lĩnh vực nhạy cảm nhất với biến động trên thị trƣờng thế giới. Xuất nhập khẩu của Việt Nam chịu tác động rất lớn bởi hai lý do: thứ nhất, Việt Nam là một trong một số nƣớc có độ mở ngoại thƣơng khá lớn; thứ hai, trƣớc khủng hoảng, Việt Nam là một trong 50 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu thế giới, xuất khẩu đứng hàng thứ 50, chiếm tỷ trọng 0,3% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và nhập khẩu đứng hàng thứ 41, chiếm tỷ trọng 0,4% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn cầu. Thêm vào đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nƣớc Mỹ, Nhật, EU lên đến 52%, riêng Mỹ chiếm đến 20,8% (UN Comtrade, 2016). Ðây là những nƣớc chịu ảnh hƣởng trực tiếp của suy thoái kinh tế, cầu đầu tƣ và tiêu dùng giảm, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
1.2.4.2 Xu hướng mở rộng hoạt động thương mại quốc tế và sự hình thành các liên minh kinh tế
Việc hình thành các khối liên kết về kinh tế, chính trị, qn sự góp phần làm tăng hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ giữa các quốc gia thành viên (trong khối), làm giảm tỷ lệ mậu dịch với các nƣớc không thành viên. Để khắc phục hạn chế này, các quốc gia thành viên trong khối thƣờng tiến hành ký kết với các quốc gia ngoài khối những hiệp định, thỏa ƣớc để từng bƣớc nới lỏng hàng rào vơ hình tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh quốc tế phát triển.
Từ khi ANC lên cầm quyền, Nam Phí tích cực tham gia giải quyết một số xung đột ở khu vực và tăng cƣờng vai trò nƣớc lớn trong Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC), đồng thời tăng cƣờng với Châu Á, đặc biệt với các quốc gia ASEAN. Nam Phi chú trọng quan hệ với các nƣớc Châu Phi, tranh thủ các nƣớc lớn, đặc biệt là Mỹ, EU, Trung Quốc và Ấn Độ nhằm thu hút vốn, đầu tƣ, khoa học kỹ thuật và mở rộng kinh tế đối ngoại. Việc trở thành một thành viên quan trọng của khối BRICS cũng tác động đến các quan hệ thƣơng mại của Nam Phi. Khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tạo ra những tác động mạnh mẽ đến hệ thống kinh tế thế giới, khi Mỹ đang phải chật vật trong việc giải quyết các vấn đề hậu khủng hoảng, EU ngoài việc phải đƣơng đầu với những tác động khơng mong muốn của khủng hoảng cịn phải giải quyết vấn nạn nợ cơng thì BRICS lại đang cho thấy những tín hiệu khả quan khi từng bƣớc vƣợt qua những khó khăn của giai đoạn này và trở thành động lực chính cho tăng trƣởng của thế giới.
Theo dự báo của IMF, đến năm 2015, các nƣớc BRICS sẽ có thể chiếm một nửa dân số thế giới với hơn 3 tỉ ngƣời, một nửa nhu cầu thế giới về vốn và công nghệ và hơn 60% tổng mức tăng trƣởng kinh tế toàn cầu. Các chuyên viên của IMF cũng ghi nhận rằng, trong những năm tới BRICS sẽ gia tăng ảnh hƣởng, cạnh tranh mạnh với những thủ lĩnh truyền thống nhƣ Hoa Kỳ và
EU. Gần đây, BRICS đã thành lập Quỹ dự trữ ngoại hối và đã đăng ký các quy định hoạt động. Mục đích và chức năng hoạt động của quỹ là ngân hàng trung ƣơng các nƣớc thành viên BRICS sẽ hỗ trợ vốn cho nhau bằng đồng đô la Mỹ trong trƣờng hợp phát sinh vấn đề thanh khoản bằng USD, nhằm duy trì ổn định tài chính ở các nƣớc thành viên. Tổng vốn của quỹ đƣợc qui ƣớc là 100 tỷ USD, trong đó Trung Quốc cam kết cung cấp 41 tỷ, Brazil, Ấn Độ và Nga mỗi nƣớc 18 tỷ, Nam Phi đóng góp 5 tỷ.
Về phía Việt Nam, việc ký kết hiệp định các hiệp định thƣơng mại trong khu vực nhƣ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác và Đầu tƣ thƣơng mại xuyên Đại Tây Dƣơng (TTIP) cũng sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động thƣơng mại song phƣơng với Nam Phi. Theo nghiên cứu của Peter A.Petri (2013) trong báo cáo: “The Trans-Pacific Partnership and its impact on Vietnam’s economy” đánh giá tác động của TPP đối với riêng Việt Nam. Theo Petri, các hiệp định nhƣ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác và Đầu tƣ thƣơng mại xuyên Đại Tây Dƣơng (TTIP) đều là các hiệp định có thể đem lại lợi ích lớn cho các quốc gia thành viên. Trong đó, TPP hứa hẹn đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích. Sử dụng mơ hình DCGE (cân bằng tổng thể động), Petri cùng các công sự (2012) đã chỉ ra rằng khi TPP đi vào thực hiện, Việt Nam có thể là quốc gia đƣợc hƣởng lợi nhiều. Theo ƣớc tính, tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 26,2 tỷ USD đến năm 2025 và sẽ tăng 35,7 tỷ USD nếu Nhật Bản gia nhập TPP trong năm 2013.
Phí Vĩnh Tƣờng và Phạm Sỹ An (2014) trong bài viết “Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng: Cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị chính sách” đã đánh giá tổng quát cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập TPP. Gia nhập TPP mở ra nhiều cơ hội nhƣ mở rộng thị trƣờng xuất khẩu,
nhập khẩu công nghệ, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và cải cách thể chế. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ phải đối mặt với khơng ít thách thức nhƣ sức ép cạnh tranh, hạn chế khả năng điều chỉnh chính sách do các quy định ngặt nghèo của TPP hay sự khó thích ứng của các ngành sản xuất nội địa.
1.2.4.3 Điều chỉnh chính sách và luật pháp trong bối cảnh mới
Cấu trúc bộ máy quản lý nhà nƣớc của Nam Phi có sự khác biệt so vớI Việt Nam. Bộ Công Thƣơng Nam Phi chịu trách nhiệm quản lý thƣơng mại quốc tế, đầu tƣ và cơng nghiệp. Ngành nội thƣơng Nam Phi hoạt động hồn toàn theo cơ chế thị trƣờng thông qua các hệ thống siêu thị bán bn và bán lẻ có mạng lƣới phủ khắp toàn quốc.
Cục Phát triển Kinh tế và Thƣơng mại Quốc tế (ITEDD) trực thuộc Bộ Công Thƣơng Nam phi chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra các chính sách thƣơng mại và chƣơng trình phát triển tiếp cận thị trƣờng của Nam Phi. Mặt khác Cục chịu trách nhiệm bảo đảm việc thực hiện các cam kết thƣơng mại da phƣơng do WTO đề ra. Về cơ bản, chính sách đƣợc xây dựng theo hƣớng của nền kinh tế mở hƣớng trọng tâm vào xuất khẩu, phù hợp với xu hƣớng tồn cầu hóa và tốc độ phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng cơng nghệ trong thế giới hiện nay. Với xu hƣớng này, việc tháo bỏ các rào cản thƣơng mại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách của Nam Phi, đặc biệt đối với các rào cản hàng xuất khẩu.
Nam Phi thi hành chính sách thƣơng mại dựa trên ba trụ cột:
Đối với các nƣớc đang phát triển: Nam Phi thi hành chính sách chiến lƣợc “Con bƣớm”- Butterfly strategy - với đầu là khối các nƣớc miền Nam Châu Phi (SADC); thân là Châu Phi, cịn hai cánh chìa ra là hai khu vực: Châu Á và Nam Mỹ. Ngoài ra Nam Phi cùng với Ấn Độ, Brasil thành lập liên minh G3 nhằm mục đích đứng ra tập họp lực lƣợng đế đấu tranh vớI các nƣớc phát triển trong Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) nhằm từng bƣớc xóa
bỏ sự bất bình đẳng trong thƣơng mại hiện nay giữa hai thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với các nƣớc phát triển: Nam Phi tìm cách thu hút nguồn lực về vốn, khoa học và kỹ thuật với trọng tâm hƣớng vào các cƣờng quốc kinh tế nhƣ Mỹ và EU. Nam Phi cũng thực hiện đẩy mạnh đàm phán với các tổ chức đa phƣơng và song phƣơng nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy xuất khẩu, tăng khả năng tiếp cận của hàng hóa Nam Phi tới các thị trƣờng bên ngồi.
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trên con đƣờng Hội nhập quốc tế và một trong số đó khơng thể khơng nhắc đến đấy là việc xây dựng một hệ thống luật pháp hoàn thiện. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế trong khuôn khổ luật pháp nhƣng nỗ lực đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc trong tiến trình hội nhập là khơng thể phủ nhận. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn cần đƣợc tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hơn nữa để tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh tốt hơn. Từ đó, tăng khả năng hội nhập và tạo động lực phát triển cho nền ngoại thƣơng trong thời gian tới.
Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22/12/1993. Năm 2000, Sứ quán Việt Nam tại Nam Phi chính thức đi vào hoạt động. Năm 2002, Nam Phi cũng chính thức mở Sứ quán tại Hà Nội. Tháng 10/1999, Thƣơng vụ của nƣớc ta tại Nam Phi đã đƣợc thành lập. Hai quốc gia đã cử nhiều đoàn cấp cao và đoàn doanh nghiệp đi thăm lẫn nhau để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thƣơng mại.
Hai quốc gia ký Hiệp định thƣơng mại tháng 4/2000, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong buôn bán hai chiều. Tháng 11/2004, hai bên đã ký “Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác vì hợp tác và phát triển”, “Hiệp định về thành lập Diễn đàn đối tác liên chính phủ về Hợp tác kinh tế, thƣơng mại, khoa học, kĩ thuật và văn hóa”, “Thỏa thuận thành lập Ủy ban
thƣơng mại hỗn hợp”, “Thỏa thuận về hợp tác giữa phịng cơng nghiệp và thƣơng mại”.
Có thể thấy, trong bối cảnh mới của kinh tế quốc tế, Việt Nam và Nam Phi đã có những thay đổi tích cực trong chính sách đối ngoại và chính sách kinh tế thƣơng mại. Hai quốc gia cũng rất tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác song phƣơng nói chung và hợp tác thƣơng mại nói riêng. Đây chính là nền tảng cho việc củng cố, thúc đẩy và phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi trong thời gian tới.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu