Về phía nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam – nam phi giai đoạn 2008 2014 (Trang 82 - 85)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – NAM PHI

4.3 Giải pháp thúc đẩy hợp tác thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi

4.3.1 Về phía nhà nƣớc

Để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng, ƣu tiên hàng đầu của chính phủ hai bên chính là củng cố mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nƣớc. Trong hai năm trở lại đây, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã đón tiếp hơn 50 đồn cơng tác của Chính phủ, Quốc hội và các ban ngành địa phƣơng sang thăm và làm việc tại Nam Phi. Các chuyến thăm đều góp phần tạo động lực mới cho việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp giữa hai nƣớc.

Bên cạnh đó, chính phủ hai nƣớc cũng cần đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, chú trọng yếu tố thực chất hiệu quả, bám sát yêu cầu của các cơ quan, doanh nghiệp để nỗ lực mở rộng thị trƣờng sở tại. Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quảng bá thƣơng mại, thúc đẩy đầu tƣ tại Nam Phi, trong đó có các Diễn đàn quảng bá kinh tế – thƣơng mại tại các thành phố lớn nhƣ Durban, Cape Town, Johannesburg cũng nhƣ tại các nƣớc lân cận nhƣ Namibia, Zimbabwe và Botswana. Hội chợ SAITEX tại Johannesburg với sự tham dự của hàng nghìn doanh nghiệp từ gần 40 quốc gia trên thế giới đã tạo cơ hội trao đổi, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy giao lƣu thƣơng mại với Nam Phi và khu vực. Một trong những định hƣớng quan trọng Việt Nam cần đƣa ra

chính là việc tập trung xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và đang có cƣờng độ trao đổi thƣơng mại gia tăng nhanh chóng nhƣ mặt hàng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, trong dài hạn, chính phủ cần có định hƣớng phát triển ngành công nghiệp điện tử, tham gia vào các vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất tồn cầu. Chỉ có nhƣ vậy, Việt Nam mới có thể theo kịp đƣợc những thay đổi trong hoạt động thƣơng mại và kinh tế quốc tế, để có thể bƣớc vào cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tƣ. Cịn đối với hoạt động xuất khẩu thiết bị điện tử sang Nam Phi, thiết bị điện tử sẽ là sản phẩm chịu nhiều áp lực cạnh tranh từ các quốc gia đối tác của Nam Phi, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, chính phủ cần có chính sách, định hƣớng phù hợp, tập trung vào một số sản phẩm, một số nhóm hàng mà Việt Nam thực sự có lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng Nam Phi. Cịn đối với mặt hàng gạo, chính phủ và các bộ ban ngành liên quan cần thực hiện nghiên cứu khảo sát nhu cầu, thị hiếu tiêu dủng của ngƣời dân Nam Phi, từ đó phát triển và xuất khẩu các giống gạo mà thị trƣờng Nam Phi đang cần. Hoạt động này cần sự tham gia của Chính phủ vì bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu khó có thể đủ nguồn lực để thực hiện.

Bên cạnh đó, chính phủ hai bên cần có chiến lƣợc hồn thiện hơn nữa hệ thống vận chuyển, kho bãi, công nghệ bảo quản và thủ tục xuất nhập hàng hóa nhằm giảm thiểu những hạn chế về khoảng cách địa lý giữa hai nƣớc và đảm bảo chất lƣợng hàng hóa, đặc biệt là hàng nơng phẩm, chính phủ hai bên cần nghiên cứu và hồn thiện hơn nữa hệ thống vận chuyển, kho bãi và thủ tục xuất hàng hóa. Hiện nay, q trình vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang Nam Phi mất khá nhiều thời gian do khoảng cách địa lý xa xôi, thủ tục phức tạp. Công nghệ bảo quản hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông thủy sản, vốn chƣa phát triển, lại phải chịu thêm những thách thức từ thời gian và thời tiết trong q trình vận chuyển.

Chính phủ cũng cần tạo điều kiện pháp lý thuận lợi để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa doanh nghiệp hai nƣớc. Các quy định pháp lý trong thực hiện trao đổi thƣơng mại song phƣơng cần phải rõ ràng, nhất quán, ổn đinh và cần đƣợc điều chỉnh liên tục trong bối cảnh mới. Các quy định pháp lý là cơ sở để các doanh nghiệp bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng khi tiến hành kinh doanh hay trao đổi thƣơng mại với đối tác. Cho đến nay, đây vẫn là điểm yếu cần khắc phục trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Nam Phi. Để khắc phục hạn chế này, hoạt động nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu các quy định pháp luật của Nam Phi cần đƣợc đẩy mạnh, cần lập ra các nhóm điều tra, nhóm nghiên cứu quy định, luật pháp cho thị trƣờng Nam Phi nói riêng và Châu Phi nói chung. Các nhóm nghiên cứu này có nhiệm vụ nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến thƣơng mại, thanh toán và xuất nhập khẩu hàng hóa tại thị trƣờng Nam Phi, cung cấp và tƣ vấn cho chính phủ cũng nhƣ các doanh nghiệp thơng tin hữu ích, từ đó doanh nghiệp và chính phủ có thể đƣa ra đƣợc các kế hoạch, chiến lƣợc kinh doanh và thƣơng mại phù hợp.

Nhà nƣớc cần có chính sách tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích cho các doanh nghiệp đang hoặc có ý định hoạt động kinh doanh với các đối tác Nam Phi. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa nhận đƣợc nhiều hỗ trợ từ phía nhà nƣớc trong việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh cho thị trƣờng Nam Phi. Vì thế, việc áp dụng một số chính sách hay biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp này là hồn tồn hợp lý. Chẳng hạn, chính phủ có thể thực hiện hỗ trợ về thuế. Chính phủ có thể thực hiện việc giảm hoặc miễn thuế trong một thời gian nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Nam Phi, giúp các doanh nghiệp này có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trƣờng. Bên cạnh đó, chính phủ có thể áp dụng thuế thu nhập thấp hơn đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khai thác thị trƣờng Nam Phi.

Châu Phi nói chung và Nam Phi nói riêng vẫn là thị trƣờng mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, để có thể tiếp cận đƣợc thị trƣờng mới này, hoạt động thông tin và nghiên cứu thị trƣờng đóng vai trị hết sức quan trọng. Chính phủ hai nƣớc cần tổ chức nhiều hội thảo và tọa đàm hơn để tăng cƣờng độ trao đổi thông tin giữa hai phía. Tại các hội thảo hay tọa đàm, hai bên sẽ có thể trực tiếp trao đổi với nhau về định hƣớng, khó khăn và thách thức trong quan hệ hợp tác song phƣơng. Bên cạnh đó, việc phát triển các nguồn thơng tin từ các tạp chí nghiên cứu thị trƣờng hay các bản tin cũng đóng vai trị quan trọng trong việc cập nhật tình hình thị trƣờng hai bên. Hệ thống thơng tin mạng, mà đặc biệt là các website đóng vai trị khơng thể thiếu trong thời đại công nghệ thơng tin. Tuy nhiên, chính phủ hai bên cần phải có những biện pháp để sàng lọc thơng tin, từ đó, đem lại cho doanh nghiệp nguồn thơng tinh chính xác và cập nhật nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam – nam phi giai đoạn 2008 2014 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w