Dự báo nhu cầu tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần hóa chất việt trì (Trang 40 - 43)

1 .Những vấn đề cơ bản của phân tíchtài chính doanh nghiệp

1.2 Nội dung phân tíchtài chính

1.2.5 Dự báo nhu cầu tài chính

1.2.5.1 Ý nghĩa của dự báo tài chính

Dự báo tài chính là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kỳ kinh doanh sắp tới, từ đó x c định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là dựa vào số liệu quá khứ để dự báo về tƣơng lai của doanh nghiệp.

Dự b o tài chính có nghĩa đối với cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.Đối với bên trong doanh nghiệp, dự báo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch tài chính để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Đối với bên ngoài doanh nghiệp, đặc biệt là đối với nhà đầu tƣ và nhà cung cấp tín dụng dài hạn, dự b o tài chính giúp c c đối tƣợng sử dụng b o c o tài chính đ nh giá cụ thể hơn về triển vọng trong tƣơng lai của doanh nghiệp từ đó có c c quyết định hợp lý để giảm thiểu rủi ro. Dự b o tài chính cịn là căn cứ quan trọng để x c định giá trị doanh nghiệp.

1.2.5.2 Phương pháp dự báo nhu cầu tài chính

Phƣơng ph p dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu đƣợc sử dụng cho cả bên trong và bên ngồi doanh nghiệp. Phƣơng ph p này khơng xem xét chi tiết từng yếu tố chi phí cũng nhƣ c c kế hoạch hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà trực tiếp dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Phƣơng ph p này đƣợc thực hiện trên cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo một tỉ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt đƣợc của doanh nghiệp. Doanh thu thay đổi kéo theo sự thay đổi của chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hữu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần đảm bảo vốn cho nhu cầu các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh, vì vậy việc thay đổi quy mơ tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu sẽ dấn tới việc thay đổi nhu cầu vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhu cầu vốn bổ sung = Tài sản dự báo – Vốn chủ sở hữu & nợ phải trả dự báo

* Quy trình dự báo tài chính

Quy trình dự b o tài chính đƣợc khái qt qua hình 1.1 Dự báo doanh

thu

Dự báo báo cáo lƣu chuyển tiền

X c định các chỉ

tiêu biến đổi

Điều chỉnh dự báo

Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh

Dự báo bảng cân đối kế tốn& nhu cầu vốn bổ sung

Hình 1.1: Quy trình dự báo tài chính

(Phạm Thị Thủy, 2012, trang 240)

Bước 1: Xác định tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

Để x c định tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu cho các kì tới, ta căn cứ vào tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu trong c c kì trƣớc, cùng với việc phân tích mơi trƣờng kinh doanh và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích mơi trƣờng và chiến lƣợc kinh doanh là điểm xuất phát quan trọng của việc đ nh gi hoạt động kinh doanh và dự báo tài chính cho doanh nghiệp.Phân tích mơi trƣờng và chiến lƣợc kinh doanh là phân tích về ngành nghề kinh doanh và phân tích chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp đặt trong bối cảnh của nền kinh tế.

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu

Dự báo chỉ tiêu trên b o c o tài chính đƣợc thực hiện theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu nên nhà phân tích cần x c định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu và dự báo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các chỉ tiêu đó. Đối với các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp là các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu với việc quyết định tới tỉ suất lợi nhuận gộp và tỉ suất lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Đối với bảng cân đối kế toán, hầu hết các hạng mục tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn là các chỉ tiêu

biến đổi theo doanh thu. Điển hình là phải thu của khách hàng, hàng tồn kho và phải trả ngƣời bán do các tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục này thể hiện kì thu tiền bán hàng, thời gian lƣu kho hàng và kì trả tiền mua hàng của doanh nghiệp. Ngoài ra các khoản mục tiền, phải trả ngƣời lao động hay chi phí phải trả cũng có thể dự đo n theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu do c c khoản mục này cũng phụ thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh các chỉ tiêu đƣợc dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu, có một số khoản mục trọng yếu mà nếu dự báo theo tỉ lệ phần trăm doanh thu thì kết quả dự báo có thể khơng chính xác, mà chúng ta phải tìm hiểu các kế hoạch chi tiết để dự báo cho các chỉ tiêu này.

Bước 3: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh

Trên cơ sở doanh thu dự b o (bƣớc 1) và các tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu, tỉ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu dự báo (bƣớc 2), ta sẽ lập báo cáo kết quả kinh doanh dự báo.

Bước 4: Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung

Trên cơ sở doanh thu dự b o (bƣớc 1) và các tỉ lệ tiền trên doanh thu, tỉ lệ phải thu của khách hàng trên doanh thu, tỉ lệ hàng tồn kho trên doanh thu, tỉ lệ phải trả ngƣời bán trên doanh thu dự b o (bƣớc 2). Ta lập bảng cân đối kế toán dự báo.

Bước 5: Điều chỉnh dự báo

Trong trƣờng hợp tính ra nhu cầu vốn bổ sung quá lớn và doanh nghiệp không muốn hoặc không thể huy động đƣợc nhiều vốn bổ sung, doanh nghiệp cần điều chỉnh các chỉ tiêu dự báo bằng c ch thay đổi các chính sách quản lí, sử dụng vốn.

Bước 6: Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dự b o b o c o lƣu chuyển tiền tệ là bƣớc cuối cùng trong quy trình dự báo tài chính. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán cuối kỳ trƣớc, bảng cân cân đối kế toán điều chỉnh dự báo và báo cáo kết quả kinh doanh điều chỉnh ta sẽ lập b o c o lƣu chuyển tiền tệ gián tiếp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính công ty cổ phần hóa chất việt trì (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w