Kiểm tra nội bộ trường học:

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp của công đoàn cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ tham gia quản lý đơn vị tại công đoàn trường THPT hoàng lệ kha (Trang 27 - 28)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC.

2. Kiểm tra nội bộ trường học:

KTNBTH là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giáo dục và điều kiện dạy học, giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường nhằm mục đích phát

triển nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh. KTNBTH về thực chất gồm hai hoạt động:

- Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra các hoạt động; mối quan hệ của các thành viên,

bộ phận và những điều kiện, phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục.

- Việc tự kiểm tra của các bộ phận, cá nhân trong trường và tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng.

Như vậy, kiểm tra là chức năng thiết yếu của CBQL nhà trường, là một khâu quan trọng trong chu trình quản lí. Thơng qua hoạt động kiểm tra mới thấy được chính xác, khách quan tình hình thực tế hoạt động của nhà trường; từ đó, đề ra chủ trương, giải pháp cần thiết để khắc phục, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục. Có thể nói, cơ sở lí luận của KTNBTH là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược (kênh thông tin phản hồi) trong hoạt động quản lí trường học.

Mặc dù hoạt động kiểm tra nhà trường mang tính nội bộ, song để hoạt động kiểm tra có hiệu lực và hiệu quả địi hỏi Hiệu trưởng phải dựa trên việc nghiên cứu các văn bản pháp luật để tiến hành hoạt động kiểm tra. KTNBTH là hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ Giáo dục. Như vậy, tất cả các quy định về thanh tra giáo dục, Điều Lệ nhà trường chính là cơ sở pháp lí cho hoạt động KTNB nhà trường.

Yêu cầu thực tiễn giáo dục và dạy học trong trường học hết sức đa dạng. Đối tượng quản lí cũng phong phú với nhiều nội dung và các mối quan hệ phức tạp. Do đó, Hiệu trưởng phải tiến hành thường xuyên công tác KTNB để phát hiện, kiểm

Người thực hiện: Đặng Thị Hiền - Phó Hiệu trưởng- Chủ tịch Cơng đồn trường THPT Hồng Lệ Kha 25

sốt, phịng ngừa và đánh giá chính xác kết quả các hoạt động nhằm động viên, giúp đỡ, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Trên cơ sở đó, rút kinh nghiệm, cải tiến cơ chế quản lí và hồn thiện chu trình quản lí mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp của công đoàn cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ tham gia quản lý đơn vị tại công đoàn trường THPT hoàng lệ kha (Trang 27 - 28)