Để khắc phục những khuyết điểm của mạch ổn áp dùng rơle, người ta chế tạo ổn áp dùng mạch servo. Cấu tạo mạch này gồm một cuộn dây có hai lớp được quấn trên một lỏi sắt hình xuyến. Lớp ngồi của cuộn dây được mài mòn lớp emay cách điện. Một giá than có gắn động cơ DC được điều khiển bởi một mạch servo. Mạch này có nhiệm vụ lấy điện áp chuẩn ở đầu ra để đem về so sánh và điều khiển động cơ DC quét trên cuộn dây để có được một điện áp ra không đổi.
Điện áp đầu vào một đầu được nối với giá than còn đầu kia nối với đầu dây 110V hoặc 220V. Ngõ ra được lấy trên cuộn dây sao cho ổn áp có thể làm được cả hai chức năng: tăng áp và giảm áp.
Hình 3.40 Sơ đồ khối của hệ thống SERVO điều chỉnh điện áp
Để bảo vệ quá áp trong trường hợp mạch có sự cố, các nhà sản xuất cịn thiết kế thêm bộ bảo vệ quá áp. Khi điện áp cao so với mức chỉnh định, rờ le sẽ
Giả mã sang SCD Rơ le đóng cắt Điện áp vào Điện áp chuẩn
Hình 3.39: Sơ đồ khối của ổn áp dùng Rơle
So sánh điện áp Khuếch đại tín hiệu So sánh Khuếch đại tín hiệu Điều khiển động cơ SERVO Điện áp ra Điện áp chuẩn Xử lý tín hiệu
207
tác động làm cắt mạch ra, bảo vệ các thiết bị khơng bị hư hỏng. Ngồi ra một số loại ổn áp cịn có trang bị thêm mạch trễ (Delay times) để sử dụng cho tủ lạnh, máy lạnh...Khi điện áp vào nhấp nháy, mạch sẽ tự động cắt. Sau 5 phút mạch mới tự động đóng điện trở lại. Thời gian trễ này để cho lượng ga trong tủ lạnh, máy lạnh kịp ngưng tụ về bầu chứa, không bị quá tải trong lúc khởi động làm cháy bơm.
Ưu điểm của loại ổn áp này là điện áp ra rất ổn định, có thể chế tạo cơng suất từ vài trăm watt đến hàng trăm kW, điện áp vào có thể thay đổi rất rộng và điện áp ra vẫn đứng vững.
Khuyết điểm của chúng là giá thành cao, thời gian điều chỉnh chậm vì phải chờ động cơ quay chổi than. Ngồi ra những hư hỏng về phần cơ khí và điện tử cũng thường hay xảy ra.
3.2.6.3 Sử dụng và sửa chữa máy biến áp a) Sử dụng máy biến áp a) Sử dụng máy biến áp
Điện áp nguồn đưa vào máy biến áp không được lớn hơn điện áp sơ cấp định mức. Khi cấp điện cho máy biến áp cần chú ý đến vị trí chuyển mạch của máy biến áp.
- Công suất của phụ tải không lớn hơn công suất định mức của máy biến áp. Khi điện áp nguồn cấp máy biến áp giảm thấp máy sẽ bị quá tải nên cần giảm bớt phụ tải.
- Chỗ đặt máy biến áp phải khô ráo, thống, ít bụi, xa nơi hóa chất, khơng có vật nặng đè lên máy.
- Kiểm tra nhiệt độ của máy, nếu nhiệt độ máy tăng cần kiểm tra quá tải hay hư hỏng.
- Chỉ thay đổi nấc điện áp, lau chùi, tháo dỡ máy khi máy ở trạng thái cắt nguồn cấp vào máy.
- Lắp các thiết bị bảo vệ: thiết bị bảo vệ quá tải, ngắn mạch như aptomat hoặc cầu chì, thiết bị bảo vệ chống dịng rò...
- Thử điện máy biến áp: điện áp đưa vào máy biến áp phải đúng điện áp của dây quấn. Dây quấn sơ cấp máy biến áp có 5 mức: 80V, 110V, 160V, 220V, 250V nhưng phía thứ cấp có điện áp khơng thay đổi.