Bảo vệ so lệch

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 92 - 93)

a. Lá thép rôto; b Phần tử dây quấn; c Bố trí phần tử dây quấn

5.3.4 Bảo vệ so lệch

* Nguyên tắc thực hiện

Theo định luật Kirchoff, tổng vectơ của tất cả dòng điện đi ra và vào các nhánh của đối tượng bảo vệ bằng khơng, ngoại trừ có trường hợp ngắn mạch ở bên trong đối tượng bảo vệ. Do đó, nếu tất cả thứ cấp của máy biến dòng các nhánh của đối tượng bảo vệ được ghép song song với nhau với một rơle dịng điện thì sẽ khơng có dịng điện chạy trong rơle trừ khi có ngắn mạch bên trong đối tượng bảo vệ.

Bảo vệ dòng so lệch là loại bảo vệ dựa trên nguyên tắc so sánh trực tiếp dòng điện ở hai đầu phần tử được bảo vệ.

Các máy biến dòng BI được đặt ở hai đầu phần tử được bảo vệ và có tỷ số biến đổi nI như nhau (hình 5.19). Quy ước hướng dương của tất cả các dòng điện theo chiều mũi tên như trên sơ đồ hình 5.19 ta có

Hình 5.19 Sơ đồ ngun lí 1 pha của bảo vệ dòng so lệch

254

Dòng vào rơle bằng hiệu hình học dịng điện của hai BI, chính vì vậy bảo vệ có tên gọi là bảo vệ dịng so lệch.

Trong tình trạng làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch ngồi (ở điểm N’): Trường hợp lí tưởng (các BI khơng có sai số, bỏ qua dịng dung và dịng rị của đường dây được bảo vệ) thì:

và bảo vệ sẽ không tác động.

Khi ngắn mạch trong (ở điểm N”): dòng IIS và IIIS khác nhau cả trị số và góc pha. Khi hướng dịng quy ước như trên thì dịng ở chỗ hư hỏng là:

Nếu dịng IR vào rơle lớn hơn dòng khởi động IKĐR của rơle, thì rơle khởi động và cắt phần tử bị hư hỏng.

Khi nguồn cung cấp là từ một phía (IIIS = 0), lúc đó chỉ có dịng IIT, dịng IR = IIT và bảo vệ cũng sẽ khởi động nếu IR > IKĐR.

Như vậy theo ngun tắc tác động thì bảo vệ có tính chọn lọc tuyệt đối và để đảm bảo tính chọn lọc khơng cần phối hợp về thời gian. Vùng tác động của bảo vệ được giới hạn giữa hai BI đặt ở 2 đầu phần tử được bảo vệ.

* Bảo vệ so lệch ngang có hướng:

Nguyên tắc tác động bảo vệ so lệch ngang dựa vào việc so sánh dòng trên 2 đường dây song song, trong chế độ làm việc bình thường hoặc khi ngắn mạch ngồi các dịng này có trị số bằng nhau và cùng hướng, còn khi phát sinh hư hỏng trên một đường dây thì chúng sẽ khác nhau.

Bảo vệ được dùng cho 2 đường dây song song nối vào thanh góp qua máy cắt riêng. Khi hư hỏng trên một đường dây, bảo vệ cần phải cắt chỉ đường dây đó và giữ ngun đường dây khơng hư hỏng lại làm việc. Muốn vậy bảo vệ phải được đặt ở cả 2 đầu đường dây và có thêm bộ phận định hướng công suất để xác định đường dây bị hư hỏng.

dùng cho 2 đường dây song song

Sơ đồ nguyên lí 1 pha của bảo vệ trên hình 5.20. Các máy biến dịng đặt trên 2 đường dây có tỷ số biến đổi nI như nhau, cuộn thứ của chúng nối với nhau thế nào để nhận được hiệu các dòng pha cùng tên. Rơle dòng 5RI làm nhiệm vụ của bộ phận khởi động, rơle 6RW tác động 2 phía là bộ phận định hướng cơng suất. Khi chiều dòng điện quy ước như trên hình 5.20, ta có dịng đưa vào các rơle này là IR = IIT - IIIT .

IR IIT IIIT

. . .

 

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)