Nguyên lý của động cơ một pha kiểu vòng ngắn mạch:

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 52 - 56)

a. Lá thép rôto; b Phần tử dây quấn; c Bố trí phần tử dây quấn

3.3.3.2. Nguyên lý của động cơ một pha kiểu vòng ngắn mạch:

Stato có dạng cực từ lồi, dây quấn cuộn chạy được quấn quanh các cực từ. Trên bề mặt cực từ có xẻ rãnh, trong rãnh có đặt một vòng ngắn mạch bằng đồng hoặc nhôm ôm lấy khoảng 1/3 bề mặt cực từ. Vịng ngắn mạch đóng vai trị cuộn dây phụ để mở máy động cơ.

Khi đấu cuộn dây các cực từ vào nguồn điện, dòng điện qua cuộn dây chính sẽ tao ra từ thơng c . Từ thơng này một phần đi qua vịng ngắn mạch tạo ra trong đó từ thơng c.

Ở phần lõi thép có vịng ngắn mạch, từ thơng c' tác dụng với dịng điện tạo ra từ thơng P .

Từ thơng ở phần khơng có vịng ngắn mạch là  = c - c'. Các từ thông này làm sinh ra dòng điện và từ thông lệch nhau một góc nhất định về khơng gian và thời gian nên tạo ra mô men quay và rôto sẽ quay.

Chiều quay đi từ phía khơng có vịng ngắn mạch về phía có vịng ngắn mạch.

Để đảo chiều quay loại động cơ này chỉ việc xoay ngược stato 1800 (quay từ trước ra sau hoặc ngược lại).

Loại động cơ này có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, dễ bảo quản, dễ sử dụng nhưng lại có nhược điểm là mơ men mở máy thấp (0,6 Mđm) và cos rất thấp (0,4 - 0,6), cơng suất khoảng vài chục ốt trở lại nên chỉ dùng đối với phụ tải nhỏ.

Hình 3.46: Sơ đồ nguyên lý của động cơ một pha kiểu vòng ngắn mạch

1. Cực từ . 3. Vòng ngắn mạch. 2. Dây quấn. 4. Rô to.

3 4 2 1

214

3.3.4 Quạt điện

3.3.4.1 Quạt trần

Là động cơ một pha có cuộn khởi động mắc nối tiếp với tụ điện. cuộn khởi động có dịng điện lệch pha 900 điện, nó được dùng để khởi động và làm việc cùng động cơ.

* Sơ đồ nguyên lý :

Quạt trần gồm có hai cuộn dây : cuộn dây chạy và cuộn dây đề cho ra ba đầu dây (chung, chạy, đề). Các dây này thường được quy định theo luật màu sắc sau :

Màu trắng : Dây chung (C) Màu xanh : Dây chạy (R)

Màu đỏ : Dây đề (S) R S C HỘP SỐ 4 1 2 5 3  1pha

Hình 3.47 Sơ đồ nguyên lý quạt trần

Lõi sắt

1 2 3 4 5

Chuyển mạch số

Vỏ hộp số

215

Đối với trần ĐNXK ( Đồng Nai xuất khẩu ) có quy định :

Màu xanh : Dây chung (C)

Màu đỏ : Dây chạy (R)

Màu trắng hoặc vàng : Dây đề (S)

Để đấu cho quạt hoạt động ta phải mắc thêm tụ điện. Để điều chỉnh tốc độ của quạt trần, ta phải mắc nối tiếp với bộ điều tốc (hộp số)

* Xác định các đầu dây ra:

Để xác định đầu dây ra là thực hiện các bước sau :

Sử dụng đồng hồ VOM để thang đo điện trở R sau đó đo lần lượt các đầu dây ra của quạt.

Nếu cặp nào có trị số điện trở lớn nhất thì cặp đó là đầu dây chạy và đầu dây đề và dây còn lại là dây chung.

Lấy đầu dây chung đo với hai đầu dây cịn lại nếu đầu nào có trị số điện trở lớn đó là đầu dây của cuộn đề và đầu dây cịn lại đó là cuộn chạy.

3.3.4.2 Quạt bàn

Phương pháp điều chỉnh tốc độ quạt bàn thuộc một trong ba dạng sau: - Dùng mạch điện tử thay đổi điện áp đặt vào cuộn dây quạt

- Dùng cuộn cảm đặt dưới đế chân quạt: cuộn cảm mắc nối tiếp với cuộn dây quạt (tương tự điều chỉnh tốc độ quạt có vịng ngắn mạch: ít dùng)

- Các dạng còn lại dùng bộ dây đổi tốc độ (gọi là cuộn số) đặt chung rãnh với cuộn dây chính (cuộn chạy) hoặc đặt chung rãnh với cuộn phụ (cuộn đề) để điều chỉnh thay đổi tốc độ quạt.

* Sơ đồ nguyên lý R S Dây chạy (màu xanh) Dây đề (màu đỏ) Dây chung (màu trắng) S R C

216 M 3 2 1 C U nguồn 0

Hình 3.51. Sơ đồ đấu dây quạt bàn

Quạt bàn gồm có 3 cuộn dây: 1 cuộn dây chạy, cuộn dây đề và cuộn dây số và cho ra 5 đầu dây. Một đầu dây chạy, một đầu dây đề và 3 đầu dây số.

Từ sơ đồ ta thấy: tốc độ quay của quạt được điều chỉnh bởi hộp số. Khi quạt điều chỉnh số 1: toàn bộ cuộn dây mắc nối tiếp với cuộn dây chạy  quạt

chạy chậm nhất, quạt được điều chỉnh số 2: một nửa cuộn dây số mắc nối tiếp với cuộn dây chạy  quạt chạy tốc độ trung bình, khi quạt đặt số 3: cuộn dây

chạy có điện áp bằng điện áp nguồn  quạt chạy nhanh nhất * Đấu dây quạt bàn

Quạt bàn có 5 dây ra, quy ước màu sắc các dây như sau:

Màu xanh: dây cuộn chạy Màu đỏ: dây cuộn đề

Màu trắng: số 1 (dây chung) Màu hồng: số 2

Màu vàng: số 3

* Xác định các đầu dây ra:

Sử dụng đồng hồ VOM để thang đo điện trở R X1 hoặc R X10. Lần lượt đo các đầu dây ra (đo từng cặp) nếu cặp nào có trị số điện trở lớn nhất đó chính là 2 đầu dây của cuộn chạy và đề.

Ta lấy một trong ba đầu dây còn lại đem đo với 2 đầu dây vừa tìm được ta được 2 kết quả rồi đem so sánh 2 kết quả đó nếu kết quả nào lớn đó là cuộn dây đề.

Để xác định các đầu dây của cuộn số, ta lấy đầu dây chạy vừa tìm được đo với 3 dầu dây cuộn số. Nếu kết quả nào lớn nhất đó là số 3 (chạy chậm) và kết quả nào nhỏ nhất đó là số 1 (chạy nhanh).

R

S C

Cuộn dây số

Hình 3.50 Sơ đồ nguyên lý quạt bàn

 1 pha

3 1 2

217

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)