Bảo vệ dịng điện có hướng

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

a. Lá thép rôto; b Phần tử dây quấn; c Bố trí phần tử dây quấn

5.3.1 Bảo vệ dịng điện có hướng

* Nguyên tắc tác động

Để tăng cường tính đảm bảo cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, hiện nay người ta thường thiết kế các mạng lưới hình vịng và mạng có hai đầu cung cấp. đối với mạng điện này, bảo vệ dịng điện cực đại có thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc từng cấp không thể đảm bảo cắt ngắn mạch chọn lọc được.

Bảo vệ dịng điện có hướng là loại bảo vệ phản ứng theo giá trị dòng điện tại chỗ nối bảo vệ và góc pha giữa dịng điện đó với điện áp trên thanh góp của trạm có đặt bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác động nếu dòng điện vượt quá giá trị định trước (dòng khởi động IKĐ) và góc pha phù hợp với trường hợp ngắn mạch trên đường dây được bảo vệ.

245

Hình 5.8 Mạng hở có nguồn cung cấp 2 phía.

Ví dụ xét mạng điện hình tia như hình vẽ 5.8, giả thiết ở mỗi đầu dây đặt các bảo vệ q dịng có hướng đánh số thứ tự từ 1 đến 6. muốn thực hiên cắt chọn lọc ngắn mạch tại N” cần thỏa mãn điều kiện t2 > t3. Nhưng muốn cắt chọn lọc ngắn mạch tại điểm N’ thì yêu cầu ngược lại t2 < t3. Trong thực tế, không thể đồng thời thỏa mãn hai yêu cầu đó. Ta có thể khắc phục khó khăn trên bằng cách: chỉ cho bảo vệ tác động khi công suất ngắn mạch đi từ thanh góp đến đường dây. Nhờ vậy, khi ngắn mạch ở N” bảo vệ 2 khơng tác động, cịn ngắn mạch ở N’ thì bảo vệ 3 khơng tác động. Khi dùng bảo vệ dịng điện có hướng chỉ cần các bảo vệ cùng hướng tác động: t5 < t3 < t1 và t2 < t4 < t6.

* Sơ đồ BV dịng có hướng

Trường hợp tổng qt, bảo vệ dịng điện có hướng gồm 3 bộ phận chính: khởi động, định hướng công suất và tạo thời gian (hình 5.9). Bộ phận định hướng công suất của bảo vệ được cung cấp từ máy biến dòng (BI) và máy biến điện áp (BU). Để bảo vệ tác động đi cắt, tất cả các bộ phận của bảo vệ cần phải tác động.

Hình 5.9 Sơ đồ ngun lí 1 pha của bảo vệ dịng có hướng.

RI – rơle dòng điện; RW – phần tử định hướng công suất. * Thời gian làm việc:

Bảo vệ dịng có hướng thường được thực hiện với đặc tính thời gian độc lập, thời gian làm việc của các bảo vệ được xác định theo nguyên tắc bậc thang ngược chiều nhau. Tất cả các bảo vệ của mạng được chia thành 2 nhóm theo hướng tác động của bộ phận định hướng công suất. Thời gian làm việc của mỗi nhóm được chọn theo nguyên tắc bậc thang như đã xét đối với bảo vệ dịng cực đại.

246

Hình 5.10 Đặc tính thời gian làm việc

của các bảo vệ dịng có hướng

Xét ví dụ về nguyên tắc chọn thời gian làm việc của các bảo vệ trong mạng hở có nguồn cung cấp 2 phía (hình 5.10).

Bộ phận định hướng công suất chỉ làm việc khi hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp vào đường dây được bảo vệ (quy ước vẽ bằng mũi tên ở bảo vệ). Các bảo vệ được chia thành 2 nhóm: 2, 4, 6, và 5, 3, 1.

Mỗi nhóm bảo vệ có thể chọn thời gian làm việc theo nguyên tắc bậc thang không phụ thuộc vào thời gian làm việc của nhóm kia. Trên hình 5.10b là đặc tính thời gian của các bảo vệ được chọn theo nguyên tắc bậc thang ngược chiều nhau.

247

Tương tự cũng có thể chọn thời gian làm việc của bảo vệ dịng cực đại có hướng cho mạng vịng có một nguồn cung cấp (hình 5.11). Điểm khác biệt là thời gian làm việc của bảo vệ 2 và 5 có thể chọn ≈ 0.

Một phần của tài liệu Giáo trình Điện tử cơ bản (Nghề: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)