a. Lá thép rôto; b Phần tử dây quấn; c Bố trí phần tử dây quấn
3.4. Thiết bị điện một chiều
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm và các phương pháp tạo ra nguồn điện một chiều - Sửa chữa được nguồn một chiều.
3.4.1 Khái niệm chung
Dòng điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong đời sống và kỹ thuật. Nhưng trong một số trường hợp khơng thể sử dụng dịng điện xoay chiều mà phải sử dụng dịng điện một chiều. Ví dụ: mạ điện, đúc điện, nạp ắcquy, sản xuất hóa chất và tinh chế kim loại bằng phương pháp điện phân. Tuy nhiên, dịng điện một chiều từ pin và ắc quy khơng đủ lớn về công suất và hiệu điện thế, chi phí cao.
Dịng điện một chiều cũng có thể được cung cấp từ máy phát điện một chiều. Nhưng nếu so sánh hai công suất như nhau thì việc chế tạo máy phát điện một chiều có chi phí cao hơn máy phát xoay chiều và việc truyền tải điện một chiều khó khăn hơn.
Như vậy, phương pháp kinh tế nhất chúng ta có được dịng điện một chiều là chỉnh lưu dịng xoay chiều từ lưới điện.
Hình 3.52 biểu diễn sơ đồ khối của một bộ nguồn hoàn chỉnh với chức năng các khối như sau:
- Biến áp: để biến đổi điện áp xoay chiều U1 thành điện áp xoay chiều U2 có giá trị thích hợp với yêu cầu. Trong một số trường hợp có thể biến đổi trực tiếp từ U1.
- Mạch chỉnh lưu: có nhiệm vụ chuyển điện áp xoay chiều U2 thành điện áp một chiều không băng phẳng Ut (có giá trị nhấp nhơ thay đổi). Sự thay đổi này phụ thuộc cụ thể vào từng dạng mạch chỉnh lưu.
- Bộ lọc: có nhiệm vụ san bằng điện áp một chiều đập mạch Ut thành điện áp một chiều U01 ít nhấp nhơ hơn.
- Bộ ổn áp một chiều (ổn dịng): có nhiệm vụ ổn định điện áp (dịng điện) ở đầu ra của nó U02 (It) khi U10 thay đổi theo sự mất ổn định của U01 hay It. Trong nhiều trường hợp chỉ có ổn áp mà khơng dùng ổn dịng.
Hình 3.52. Sơ đồ khối nguồn một chiều
Biến áp Mạch chỉnh lưu Bộ lọc Ổn áp một chiều (ổn dòng) U 2 t U U 01 U 02 U 1
222