CÁC BỂN CHÂU ÂU

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo Địa Lý Hàng Hải (Trang 29 - 31)

1. Biển Baltic

Với diện tích khoảng 386,000 km2, nằm kéo dài theo phương kinh tuyến nên biển Baltic có ý nghĩa rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá cũng như vận tải hành khách ở các quốc gia Phần Lan và Thuỵ Điển. Biển Baltic nối liền với Đại Tây Dương qua eo biển Đan Mạch. Vùng đất liền quanh biển Baltic có nhiều trung tâm thương mại và hàng hải quốc tế lớn như Copenhagen (Đan Mạch), Stockholm, Goteborg (Thuỵ Điển), Riga (Latvia), Helsinki (Phần Lan), St. Petersburg, Kaliningard (Nga)…

Do nằm xa các dòng hải lưu ấm Đại Tây Dương nên về mùa đông biển Baltic bị băng che phủ

gần 2/3 diện tích bề mặt gây ngưng trệ hoạt động hàng hải, ảnh hưởng đến việc chuyển tải hàng hoá, hành khách giữa các cảng trong khu vực cũng như giữa khu vực này với thế giới bên ngoài. Ngoài ra biển Baltic là một biển nơng, có độ sâu trung bình khoảng 55 m, lại bị chia cắt do các dãi đá ngầm bên dưới nên cũng gây trở ngại cho hoạt động hàng hải.

Ở phía Nam của biển, phần ven bờ Thuỵ Điển, Phần Lan và Lithuania, chất đáy tương đối tốt (cát, đá dăm) để làm khu neo cho tàu thuyền, nhưng nhiều nơi lại bị chướng ngại vật dưới đáy biển chưa được nghiên cứu và đánh dấu lên hải đồ nên cũng phần nào gây khó khăn cho việc đi lại của tàu bè. Phía Bắc của cửa eo biển Đan Mạch hẹp, độ sâu luồng nông, luồng thường thay đổi gây khó khăn cho các các tàu có mớn nước trên 15 m khi qua eo.

Vận tải biển trên vùng biển này chủ yếu phục vụ việc vận chuyển nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như chế biến gỗ, quặng…

2. Biển Bắc (North Sea)

Với diện tích khoảng 544,000 km2, tiếp giáp với các quốc gia Tây và Bắc Âu, là

vùng có tiềm lực lớn thứ hai trên thế giới (sau vùng Đơng Bắc nước Mỹ) do đó biển Bắc có vai trị rất to lớn trong việc vận tải. Đây là vùng có mật độ tàu thuyền cao nhất

Các tuyến chính phục vụ cho hàng hải trên biển Bắc có độ sâu tương đối tốt (khoảng 96 m). Tuy nhiên khu vực thềm lục địa kéo dài và độ sâu nông nên phải tiến hành nạo vét thường xuyên các cửa sông ra vào

cảng (cảng Antwerp, Hamburg…), hoặc phải xây dựng

các kênh riêng để dẫn vào cảng (cảng Rotterdam,

Amsterdam…). Mặt khác biên độ dao động thuỷ triều

của vùng biển này tương đối lớn nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của ngành hàng hải (như ở London, độ cao triều chênh lệch trung bình là 6.6 m).

Do sự pha trộn của nguồn khơng khí lạnh trên biển Nauy và dòng hải lưu ấm trên Đại Tây Dương nên biển Bắc hầu như có sương mù bao phủ quanh

năm, làm giảm tầm nhìn xa gây khó khăn cho cơng tác điều động tàu.

Các tuyến vận tải hàng hoá cũng như hành khách giữa các quốc gia trên vùng biển Bắc diễn ra tấp nập, hoạt động chủ yếu trong vùng giữa vùng bán đảo Scandinavi

– châu Âu lục địa – Vương quốc Anh.

2. Biển Địa Trung Hải (Mediterranian Sea)

Với diện khoảng 2,927,000 km2

trong đó Hắc hải (Black Sea) chiếm

khoảng 420,000 km2, kéo dài từ 0060W

– 0390E. Địa Trung Hải có độ sâu trung

bình khoảng 1,400 m, nhiệt độ quanh năm tương đối phù hợp cho hàng hải, khí hậu dễ chịu, khơng có hiện tượng đóng băng mặt biển vào mùa đơng cũng như khơng có hiện tượng sương mù bao phủ như biển Bắc. Vùng biển này tiếp giáp với ba lục địa (châu Á, châu Âu, và châu Phi), thông với Đại Tây Dương qua eo Gibraltar, thông với Ấn Độ Dương qua kênh đào Suez, do

đó có ý nghĩa rất to lớn về nhiều mặt như kinh tế, văn hoá, xã hội… nên đã được khai thác một cách triệt để từ thời xa xưa.

Giai đoạn 1967 – 1975, kênh Suez bị đóng cửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng

đến nền kinh tế của các nước châu Âu dẫn đến các nước này đã tìm kiếm nguồn dẫu mỏ khác ở châu Phi để thay thế nguồn dầu lấy được từ Trung Đông. Việc này cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các tuyến vận chuyển dầu từ Libi,

ngoài tuyến vận chuyển đã được hình thành lâu đời là vận chuyển nguyên liệu từ các quốc gia ở châu Phi đến các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải.

Các tuyến vận tải trên Hắc hải phát triển mạnh cũng làm thay đổi nhiều về các loại hình vận tải bằng đường biển trên vùng này. Vùng này cũng là nơi tập trung xuất

khẩu các loại hoa quả, rượu vang, bông, thuốc lá… từ các quốc gia trong vùng đến các

cảng ở bán đảo Scandinavi, Anh quốc. Đặc biệt vùng biển này rất phát triển về vận tải hành khách, đặc biệt là trong ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo Địa Lý Hàng Hải (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)