EO ĐAN MẠCH (SUND)

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo Địa Lý Hàng Hải (Trang 34 - 38)

Nối Baltic với biển Bắc để thông ra Đại Tây Dương ở vùng phía Nam bán đảo Scandinavi. Chiều sâu của luồng là 12 m nhưng thực tế vì lý do an tồn nên người ta đã hạn chế mớn nước của các tàu được phép qua eo là 7.6 m. Để qua eo, người ta phân làm hai luồng: luồng Drogden (Đan Mạch) có độ sâu 7.6 m, và luồng Flint (Thuỵ Điển) có độ sâu 7.1 m.

Đối với Thuỵ Điển, eo biển Sund có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong vận tải biển vì khoảng 2/3 khối lượng hàng hố lưu thơng bằng đường biển của quốc gia này được chuyên chở thông qua eo Sund.

II – EO MANCHE

Đây là khu vực có hoạt động giao thơng bằng đường biển rất tấp nập, có mật độ tàu hoạt động cao nhất trên thế giới. Phần lớn các tàu khi qua khu vực này đều đi gần bờ biển Anh quốc. Tuy nhiên, trong một năm thường có khoảng 100 ngày trên khu vực này xảy ra hiện tượng sương mù, làm giảm tầm nhìn xa, gây nguy cơ mất an toàn trong hoạt động hàng hải.

Để giảm bớt mật độ tàu thuyền qua lại rất lớn ở khu vực này, cũng như giảm bớt số lượt phà băng ngang luồng giữa hai nước Anh

– Pháp, người ta đã tiến hành phân luồng một

chiều trên eo biển này và làm đường hầm thông qua eo nối liền nước Anh và Pháp. III – EO GIBRALTAR

Nối liền Địa Trung Hải với Đại Tây Dương, eo Gibraltar đã trở thành cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương thông qua Hồng Hải và kênh Suez. Đây là tuyến đường quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông sang Tây Âu.

Trên Địa Trung Hải cịn có hai eo khác đóng vai trò chuyển tiếp khá quan trọng là eo Botpho và eo Dacdanen (hay còn gọi là eo

Thổ Nhĩ Kỳ), nối liền Địa Trung Hải với Hắc Hải tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển ngành hàng hải của khu vực ven bờ Hắc hải như Nga, các nước thuộc Nam

Tư (cũ), Bulgari, Ukraine…

IV – EO MALACCA

Nằm giữa bán đảo Malaysa và đảo Sumatra, eo Malacca được người Bồ Đào Nha phát hiện vào năm 1606, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Eo này có vị trí chiến lược vơ cùng quan trọng trong tuyến vận tải từ Nhật bản, Đông Á đến các nước Trung Đông, châu Phi cũng như Âu châu và ngược lại. Ở cửa ngõ thơng ra Thái Bình Dương của eo có cảng lớn nhất trong khu vực là Singapore.

Ngồi eo Malacca, việc thơng thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương còn sử dụng eo Tores, nằm giữa Úc châu và New Guinea, nối liền biển Arafura và biển Coral.

V – EO MAGELLAN

Nằm ở vùng gần cực Nam châu Mỹ, nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Eo biển này được nhà hàng hải người Bồ Đào Nha F. Magellan phát hiện vào năm 1520. chiều dài của eo khoảng 600 km, chiều rộng không đều, chất đáy phức tạp và có nhiều đá ngầm nên ảnh hưởng rất lớn đến việc qua lại của tàu thuyền, đặc biệt là các tàu có tải trọng lớn.

Từ khi kênh đào Panam được đưa vào sử dụng, ý nghĩa của

kênh này khơng cịn quan trọng nữa. Nhưng nếu từ các cảng của Argentina hay Chile qua kênh để sang châu Úc thì sẽ gần hơn rất nhiều so với việc qua kênh Panama. VI – EO BERING

Ngăn cách lục địa Á – Âu với châu Mỹ, eo

Bering nối liền Bắc Băng Dương với Thái Bình Dương. Eo Bering có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các tuyến vận tải biển trên vùng biển này như tuyến nối liền vùng Viễn Đông đến các cảng ở Nga, tuyến vận tải Tây – Bắc của Canada.

3.4 – CÁC BIỂN KÍN

I – BIỂN CASPIAN

Thực chất của biển Caspian là hồ Caspian, tuy nhiên do độ mặn của nước, điều kiện đi lại cũng như diện tích của hồ mà người ta thường gọi là biển Caspian.

Với diện tích khoảng 311,000 km2, biển Caspian chạy dọc theo đường kinh tuyến với chiều dài khoảng 1,150 km nên khí hậu ở phía Bắc và phía Nam hồn tồn khác nhau. Vùng phía Bắc khí hậu lạnh, có băng bao phủ vào mùa đơng, trong khi đó vùng phía Nam có khí hậu ấm hơn. Tuy nhiên diện tích mặt nước của biển Caspian ngày càng bị thu hẹp (mỗi năm khoảng 1,000 km2) do hiện tượng bốc hơi của nước nên

luồng vào khu cảng quan trọng nhất của vùng là Atstrakhan qua vùng châu thổ sông Volga bị sa bồi rất mạnh. Để bảo đảm sự qua lại an toàn của tàu bè trên khu vực này, người ta phải tiến hành nạo vét luồng thường xuyên với khối lượng rất lớn.

Do biển Caspian nằm tách biệt với các đại dương nên hoạt động vận tải biển chỉ nằm trong phạm vi các nước quanh hồ (Nga, Iran…).

II – VÙNG NGŨ HỒ

Đây là vùng hồ nước ngọt có trữ lượng nước lớn nhất trên thế giới (khoảng

25,000 tỉ m3), bao gồm năm hồ lớn với diện

tích khoảng 245,500 km2 và một số hồ nhỏ khác kết hợp lại. Nằm giữa Canada và Mỹ, nối liền với Đại Tây Dương qua hồ St Lawrenca, vùng Ngũ hồ có tầm ảnh hưởng khá quan trọng đối với các ngành kinh tế giữa các khu vực kinh tế phát triển ở Bắc Mỹ.

Tên Diện tích (km2) Độ sâu (m) Lớn nhất Trung bình Hồ Thượng (Superior) 82,414 397 148 Huron 59,596 228 76 Michigan 58,016 281 106 Erie 25,744 64 21 Ontario 19,529 236 91

Địa hình của hồ Michigan đơn giản nhất, còn các hồ cịn lại có địa hình khá phức tạp, đặc biệt là hồ Thượng và hồ Huron. Vùng Ngũ hồ có nhiều cửa vịnh, cửa sơng rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng. Đa phần các các đều nằm bên vùng bờ hồ phía nước Mỹ. Giữa các hồ được nối với nhau qua hệ thống kênh và sông nhỏ. Thuận lợi về mặt giao thông giữa các khu vực trong vùng cũng như với các vùng khác trên thế giới qua Đại Tây Dương và vùng vịnh Mexico, nhưng trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, việc lưu thông trên vùng này hầu như bị tê liệt vì phần lớn diện tích mặt nước của hồ bị đóng băng.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo Địa Lý Hàng Hải (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)