HỒ VICTORIA (CHÂU PHI)

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo Địa Lý Hàng Hải (Trang 38 - 43)

Cịn có tên gọi khác là hồ Nyanza, hồ Victoria là hồ nước ngọt có diện tích lớn thứ hai trên thế giới

(khoảng 69,482 km2) sau hồ Superior (vùng Ngũ hồ).

Hồ nằm giữa biên giới các nước Uganda, Kenya và Tanzania, đóng vai trị quan trọng trong việc vận tải trên khu vực này. Ngoài việc vận chuyển hàng, mà

chủ yếu là các dạng khoáng sản như volfram, thiếc…

thì việc vận chuyển hành khách cũng rất phát triển ở vùng hồ Vitoria này.

3.5 – MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG BIỂN NHÂN TẠO

Việc giao thương giữa các khu vực ngày càng trở nên quan trọng hơn khi mà nền kinh tế cũng như văn hoá của các quốc gia ngày càng phát triển. Ngành vận tải biển cũng khơng nằm ngồi xu thế chung đó. Để giảm bớt được những tổn hao về thời gian, tiền bạc cũng như sức khoẻ con người làm việc trong môi trường tàu biển do những tuyến hành trình kéo dài, người ta đã nghĩ đến việc nối liền những biển, đại dương lại với nhau ở những nơi có thể.

Ý tưởng về việc đào kênh nối các biển bị ngăn cách bởi lục địa lại với nhau đã có từ thuở rất xa xưa, nhưng mãi đến thế kỷ 19 khi mà tiềm lực kinh tế cũng như trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới đã phát triển đến mức cho phép, việc này mới có thể triển khai được. Việc làm này khơng những góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng hải, góp phần vào sự phát triển kinh tế ở những khu vực con kênh đi qua, mà cịn góp phần cải tạo cảnh quan mơi trường thiên nhiên làm cho thiên nhiên ngày càng đẹp hơn.

I – KÊNH SUEZ

Ý tưởng nối Địa Trung Hải và Hồng Hải bằng việc lời dụng nguồn nước ở hạ lưu sông Nil đã xuất hiện cách đây trên 4000 năm. Khoảng năm 2000 TCN, các vị Pharaon Ai Cập triều đại thứ 12 đã bắt tay vào thực hiện việc này. Giai đoạn này, người ta đào làm hai đoạn, một đoạn nối sơng Nil với hồ Al Timsah, cịn đoạn kia từ hồ Al Timsah ra Hồng Hải. Đền triều đại vị

Pharaon thứ 26 Nekhot (609 – 593 TCN),

cơng trình lại được tiếp tục, khoảng 120,000 nơ lệ đã thiệt mạng vì cơng trình trong thời kỳ này nhưng cơng trình vẫn chưa thể hoàn thành.

Đến triều đại Pharaon Pefolemeot (308 – 246 TCN), cơng trình kênh đào này

mới được hoàn thành. Nhưng đến khoảng năm 716, Pharaon Kalefabel đã hạ lệnh lấp kênh để ngăn chặn việc vận chuyển lương thực của nhóm nổi loạn. Lúc này kênh đã có chiều dài khoảng 200 km, rộng 25 m, và sâu khoảng 3 – 4 m.

tiến hành thăm dò và thiết kế kênh nối Địa trung Hải và Hồng Hải. Giữa thế kỷ 19, nước Pháp mới có được sự chấp thuận của Phó vương Ai Cập về việc xây dựng một kênh đào chạy qua lãnh thổ của Ai Cập.

Năm 1858, nước Pháp đã thành lập “Hội đồng quốc tế kênh Suez” để quản lý

việc xây dựng kênh đào này. Người ta ước tính kinh phí xây dựng khoảng 8 triệu bảng Anh (tỉ giá vào thời bấy giờ) với thời gian thực hiện là 10.5 năm. Ngày 17/11/1869, kênh được khánh thành với tổng kinh phí thực hiện khoảng 18.1 triệu bảng.

Kênh Suez hiện nay do nhà nước Ai Cập quản lý. Kênh chạy từ Địa trung Hải

đến Hồng Hải, cắt qua eo đất nối châu Á và châu Phi, gần như theo hướng Bắc – Nam.

Chiều dài toàn bộ của kênh là 160.9 km, chiều rộng mặt nước là 160 m còn chỗ hẹp nhất khoảng 60 m. Chiều rộng đáy kênh là 42 m, còn độ sâu của kênh được cải thiện dần theo thời gian nhờ vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Năm 1869 độ sa7u của kênh khoảng 8.5 m, năm 1963 khoảng 12.3 m. Hiện nay, độ sâu của kênh đã đạt đến 20 m.

Việc kênh Suez đưa vào sử dụng đã mang lại nhiều hiệu quả không những trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong lĩnh vực quân sự. Về vấn đề kinh tế, kênh đã nối liền

tuyến vận tải quốc tế Địa Trung Hải – Ấn Độ Dương, giảm đi một quãng đường khá

lớn (khoảng 3,000 Nm – 8,000 Nm) trong tuyến hành trình châu Á – châu Âu, châu Âu

– châu Úc so với khi hành trình qua mũi Hảo Vọng (Phi châu). Điều này góp phần tiết

kiệm được thời gian cũng như tiền bạc khi vận chuyển hàng hoá giữa các khu vực này bằng đường biển, thúc đẩy sự lưu thơng hàng hố cũng như phát triển kinh tế.

Tuyến Khoảng cách (Nm) Chênh lệch

Qua Suez Qua mũi Hảo Vọng Nm %

Odesa – Bombay 4,198 11,878 7,680 65 Liverpool – Bombay 6,250 10,680 4,430 42 London – Bombay 6,260 10,721 4,461 41 Hamburg – Bombay 6,567 11,028 4,461 40 NewYork – Bombay 8,160 11,599 3,439 30 Liverpool – Yokohama 11,113 14,436 3,323 24

Do có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế và quốc phòng như vậy, kênh đã bị đóng cửa hai lần vì các cuộc chiến tranh. Năm 1956, chính phủ Ai Cập tun bố quốc hữu hố

quyền sử dụng kênh đã làm phát sinh xung đột giữa Anh – Pháp – Ai Cập, dẫn đến

việc kênh bị đóng cửa trong thời gian 9 tháng. Năm 1976, xung đột vũ trang giữa Israel – Ai Cập làm kênh bị đóng cửa trong khoảng thời gian 8 năm, gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới khoảng 8 tỷ USD (theo thời giá lúc bấy giờ).

II – KÊNH PANAMA

Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bị ngăn cách lục địa châu Mỹ. Năm 1534, Karolv đã nghiên cứu khả năng nối liền hai đại dương này bằng lợi dụng nguồn nước ở hạ lưu sông Chagre. Năm 1814, Tây Ban Nha đã tiến hành phương án đào kênh, tuy nhiên những thay đổi về chính trị ở các nước Trung Mỹ đã làm cho dự án không thể thực thi. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc nối liền này, năm 1850, hai quốc gia có tiềm lực quân sự cũng như kinh tế hàng đầu thế giới vào thời bấy giờ là Anh – Mỹ đã ký một hiệp ước nhằm đảm bảo tính trung lập cho kênh đào nối liền hai đại dương lớn của thế giới trong tương lai mà không phụ thuộc vào quốc gia nào đã xây

dựng nên kênh. Kết quả thành công rực rỡ của kênh Suez đã khiến người Pháp quan

tâm nhiều hơn đến việc đào kênh Panama. Họ đã thành lập “Hiệp hội xây dựng kênh nối liền đại dương” để triển khai thực hiện đào kênh. Tuy nhiên do sự chuẩn bị khơng

được chu đáo về dự trù kinh phí cũng như kế hoạch thực hiện, sau 10 năm thực hiện, cuối cùng người Pháp cũng phải bỏ dở cơng trình.

Sau thất bại của Pháp, nước Mỹ đã xúc tiến kế hoạch đào kênh với quy mô lớn hơn, kể cả dùng biện pháp chính trị lẫn quân sự để thực hiện. Sau khi bị quốc hội Colombia bác bỏ việc Mỹ đề nghị vay một dãi đất rộng khoảng 9.5 km trên lãnh thổ Colombia để xây dựng kênh, người Mỹ đã dàn dựng một cuộc đảo chánh và Panama độc lập tách khỏi Colombia vào tháng 11/1903. hai tuần sau, nước cộng hoà mới thành lập Panama đã ký một hiệp định với Mỹ về việc cho phép người Mỹ xây dựng một kênh đào có bề rộng khoảng 16 km trên lãnh thổ Panam. Năm 1904, Mỹ bắt đầu tiến hành xây dựng kênh. Sau 10 năm với chi phí khoảng 223 triệu USD (tỉ giá vào thời bấy giờ), ngày 15/08/1914 kênh đào Panama được đưa vào sử dụng.

Kênh chạy theo hướng Đông – Tây từ cảng Oristolead (vịnh Limon – Đại Tây

Dương) đến cảng Balboa (vịnh Panama – Thái Bình Dương) với tổng chiều dài khoảng 81.7 km. chiều rộng mặt nước của kênh là 150 m, chiều rộng đáy là 58 m. Độ sâu kênh tại cửa thông ra Đại Tây Dương là 13.7 m, tại cửa thơng với Thái Bình Dương là 14.8 m. Do sự chênh lệch về mực nước giữa hai đại dương mà người ta phải làm các đập chứa nước trên kênh đào này. Có ba đập trên tồn tuyến với chiểu dài của đập là 360 m, chiều rộng 42 m, độ sâu 14.2 m. Đập nối từ Đại Tây Dương - hồ Gatun chênh lệch mực nước là 25.9 m, đập hồ Gatun – hồ Miraflores chênh lệch mực nước 9.15 m, đập hồ Mirafoles – Thái Bình Dương chênh lệch mực nước là 16.75 m.

Kênh đào Panama xẻ đôi lục địa châu Mỹ, nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương bằng đường biển giữa các cảng ở bờ Tây nước Mỹ vơùi các vùng kinh tế khác như vùng Viễn Đông, châu Úc… đặc biệt là các vùng giữa bờ Đông và bờ Tây nước Mỹ.

Tuyến Khoảng cách (Nm) Chênh lệch

Qua kênh Panama Qua eo Magellan Nm %

NewYork – San Fransico 5,263 13,107 7,844 60

NewYork – Valparaiso 4,627 8,337 3,710 45

NewYork – Singapore 8,885 10,141 1,256 12

III – KÊNH KIEL

Khoảng cách giữa các cảng trên Bắc Hải và biển Baltic không lớn nếu theo đường thẳng, nhưng trong thực tế lại bị kéo dài do phải đi vòng qua eo Đan Mạch. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá, phương án đào kênh Kiel được chấp thuận. Năm 1886,

“Hội đồng xây dựng kênh quốc vương” được thành lập để tiến hành

việc xây dựng kênh. Sau 10 năm xây dựng, ngày 30/01/1895, kênh Kiel được khánh thành.

Chiều dài toàn bộ kênh là 98.7 km, chiều rộng mặt nước của kênh là 110 m,

chiều rộng đáy kênh khoảng 44 m – 65 m, độ sâu luồng 11.3m. Tàu bè có thể qua

kênh quanh năm trừ những lúc vào mùa đông quá lạnh, mặt nước của kênh bị đóng băng. Kênh Kiel có hai đập nước ở hai đầu, các đập này sẽ đóng lại khi mực nước biển giữa biển Baltic và Bắc Hải chênh lệch nhau (khoãng 0.5 m).

Việc kênh Kiel được đưa vào sử dụng đã làm giảm đi khoảng cách hành trình giữa các cảng trong khu vực.

Tuyến Khoảng cách (Nm) Chênh lệch

Qua kênh Kiel Qua eo Đan Mạch Nm %

Gdynia (Ba lan) –

3.6 – MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG SÔNG BIỂN TRÊN THẾ GIỚI

Bên cạnh các biển, eo biển, các kênh đào thì một số tuyến vận tải sơng có nối liền với biển cũng có ý nghĩa khá quan trọng trong ngành vận tải biển.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo Địa Lý Hàng Hải (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)