THỊ PHẦN VỐN VAY NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 54)

vay (hộ) Thị phần (%) Ngân hàng NN&PTNT 16 59 Ngân hàng CSXH 11 41 Tổng 27 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra

Theo kết quả điều tra trong tổng số 27 hộ có vay của huyện thì đa số họ đi vay từ ngân hàng nông nghiệp chiếm khoảng 59%, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào ngân hàng để xin vay vốn, điều này cũng phù hợp vì đa số người dân của huyện điều làm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái và làm ruộng nên khi cần vay vốn họ thường đi vay từ ngân hàng nơng nghiệp vì lãi suất thấp, thời gian vay cũng tương đối dài và lượng vốn vay là tương đối đáp ứng

nhu cầu. Ngân hàng thứ hai được vay nhiều nhất là ngân hàng chính sách xã hội chiếm khoảng 41% vì đa số nơng dân của huyện cịn nghèo nên được hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, một phần vì họ khơng có tài sản thế chấp nên chỉ có thể tiếp cận tín dụng thơng qua kênh ngân hàng chính sách xã hội.

Nhìn chung nơng hộ của huyện chỉ có thể đi vay từ hai nguồn tín dụng này là do đây là một huyện nghèo của tỉnh Sóc Trăng nên hệ thống các ngân hàng cịn rất ít mà chỉ có các ngân hàng nhà nước để phục vụ cho cơng tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chương trình mục tiêu của chính phủ.

3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất

Theo như điều tra, trong tổng số 27 hộ xin vay thì lượng xin vay trung bình là 16,3 triệu đồng từ các tổ chức tín dụng chính thức trong khi thực tế lượng vốn vay nhận được trung bình là 11 triệu đồng. Điều đó cho thấy lượng vốn vay được của nông hộ là tương đối đáp ứng nhu cầu xin vay của nông hộ và khi cần nhiều vốn để sản xuất thì nơng hộ thường tìm đến các ngân hàng để xin vay một phần vì lãi suất cũng tương đối thấp, thời gian vay vốn dài và thường khơng địi hỏi tài sản thế chấp nếu vay từ ngân hàng chính sách. Nếu như muốn vay vốn từ ngân hàng chính sách thì các nơng hộ phải vay theo nhóm, ngược lại những người đi vay từ ngân hàng nơng nghiệp thì họ thường vay theo cá nhân là chủ yếu. Lượng vốn vay trung bình tại NHN0 & PTNT là 12,6 triệu đồng chủ yếu là vay theo cá nhân là chính, cịn của NH CSXH là 8,7 triệu đồng chủ yếu vay theo nhóm.

Lãi suất cho vay trung bình các ngân hàng cho vay trong địa bàn nghiên cứu là 0,99%/tháng. Đây là lãi suất tương đối thấp nên các nơng hộ có thể sử dụng đồng vốn vay được vào việc sản xuất nông nghiệp với lãi suất vay thấp nhất mà khơng thể có được nếu họ đi vay từ nguồn phi chính thức.Trong đó lãi suất cho vay trung bình mà nơng hộ đi vay từ NH CSXH phải trả là 0,73%/tháng, cịn ở NHN0 & PTNT là 1,17%/tháng. Tóm lại, đây là mức lãi suất tương đối thấp và rất phù hợp với nơng hộ

trong huyện có thể sử dụng đồng vốn vay được vào việc sản xuất để cải thiện đời sống cũng như mở rộng việc sản xuất.

Kỳ hạn nợ của các khoản vay từ nguồn tín dụng chính thức là 24 tháng, có thể nói đây là kỳ hạn nợ tương đối dài đủ để nơng hộ có thể yên tâm sản xuất đồng thời có thể trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Kỳ hạn nợ trung bình tại NHN0 & PTNT là 11 tháng, trong khi đó kỳ hạn nợ trung bình tại NH CSXH thì tương đối dài hơn tới 44 tháng. Sở dĩ kỳ hạn nợ tại NH CSXH dài hơn là do đa phần những nông hộ đi vay từ NH CSXH đều là những nơng hộ nghèo khơng có tài sản thế chấp cho ngân hàng nên cần có thời gian dài hơn để họ có thể ổn định sản xuất cũng như có thể trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 8: TÌNH HÌNH VAY VỐN, KỲ HẠN NỢ VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TRUNG BÌNH Các tổ chức tín dụng S quan sát Lượng vốn vay trung bình (1.000 đ) K ỳ hạn nợ trung bình (th áng) i suất trung bình ( %) NHN0 & PTNT 1 6 12.593 11 1, 17 NH CSXH 1 1 8.709 44 0, 73 Trung bình chính thức 2 7 11.011 24 0, 99

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay

Bảng 9: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY

ĐVT: % M ục đích Sản xuất Kin h doanh Tiê u dùng K hác Xi n vay 78 11 4 15 Sử dụng 66 5 7 23

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo thống kê từ kết quả điều tra, hơn 78% những người nộp đơn xin vay với mục đích phục vụ sản xuất, có 11% những người xin vay với mục đích kinh doanh,

cịn tiêu dùng chỉ có 4%, cuối cùng là 15% những hộ xin vay với mục đích khác là cải tạo vườn tạp. Ở đây mục đích xin vay cho tiêu dùng chiếm tỉ lệ thấp bởi vì ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng đối với nơng hộ trừ những khách hàng truyền thống có uy tín mà chủ yếu cho vay với mục đích phục vụ cho sản xuất là chính.

Về tình hình sử dụng vốn vay, tuy các ngân hàng chủ yếu cho vay với mục đích sản xuất là chính nhưng do khoản vay nhỏ và đội ngủ cán bộ cịn ít nên các ngân hàng khơng thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các nơng hộ mà chỉ có thể theo dõi những nơng hộ có số tiền vay tương đối lớn. Theo như kết quả khảo sát từ số liệu điều tra, chỉ có 66% nơng hộ sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất, 5% nơng hộ sử dụng cho mục đích kinh doanh, 7% nơng hơ sử dụng cho tiêu dùng và 23% nông hộ sử dụng cho mục đích khác là cải tạo vườn tạp.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác

Xin vay (%) Sử dụng (%)

Hình 5: Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ 3.3.7 Về việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay

Để đảm bảo nông hộ vay được vốn, sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì cần có sự tư vấn hỗ trợ từ phía cán bộ ngân hàng trong vấn đề sử dụng đồng vốn vay được vào phục vụ việc sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Theo kết quả điều tra, nơng hộ ít khi được sự tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng sau khi vay được vốn, số nông hộ được tư vấn chỉ chiếm 26% trong tổng số những hộ có vay vốn đây thường là những nơng hộ có số tiền vay lớn hoặc tổ trưởng tổ vay vốn,

cịn số nơng hộ không được tư vấn là rất nhiều chiếm 74%. Sở dĩ việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng cịn tương đối thấp điều đó là do đội ngũ cán bộ ngân hàng cịn ít và do số tiền vay tương đối thấp nên cán bộ ngân hàng không thể tiếp cận tồn bộ nơng hộ có vay vốn mà chỉ có thể tập trung vào một số đối tượng chính.

Đa số các nông hộ đều trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng chiếm 94%. Điều đó một phần chứng minh nơng hộ của huyện làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay được nên có thể có lời và trả được nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều sử dụng số tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình mà vẫn cịn một số nơng hộ phải đi vay từ bên ngồi để trả nợ.

Chi phí các nơng hộ phải bỏ ra để nhận được khoản tiền vay bao gồm tiền hồ sơ và chi phí cho tổ trưởng nếu vay từ ngân hàng chính sách và các chi phí khác trung bình là khoảng 49 nghìn đồng. Điều đó cho thấy để nhận được khoản tiền vay nơng hộ phải bỏ ra một số chi phí là tương đối cao so với số tiền vay được.

Bảng 10: TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG Chỉ tiêu

Số nông hộ được tư vấn hỗ trợ từ phía

NH 26%

Số lần tư vấn hỗ trợ trung bình/hộ 1 lần Trả nợ đúng hạn 94% Chi phí vay trung bình 49.000

đồng

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.8 Nguồn thông tin vay

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)