Tình hình chung

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 44)

Để nắm được thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của huyện Kế Sách cũng như tìm hiểu về đời sống của nông hộ. Sau đây là một số chỉ tiêu thống kê theo tính tốn từ kết quả điều tra nông hộ của huyện Kế Sách

Bảng 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TỪ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Chỉ tiêu

Tuổi trung bình của chủ hộ 54 tuổi Tỉ lệ chủ hộ là nam 70 % Học vấn trung bình của chủ hộ Lớp 6 Tỉ lệ chủ hộ có vị trí trong làng xã 10 % Tỉ lệ chủ hộ có tham gia tổ chức kinh

tế-xã hội 36 %

Số thành viên trung bình/hộ 5 người

Nguồn: theo thống kê từ số liệu điều tra

Theo như kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của chủ hộ là khoảng 54 tuổi mà chủ yếu là nam chiếm khoảng 70%. Đây là độ tuổi tương đối thể hiện kinh nghiệm cao trong hoạt động sản xuất cũng như trong đời sống. Chính điều này đã giúp nơng hộ rất nhiều trong hoạt động sản xuất vì họ có thể tận dụng kinh nghiêm của mình vào trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống của gia đình mình. Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ cũng tương đối cao, trung bình các chủ hộ có trình độ học vấn đến lớp 6 trong đó tỉ lệ chủ hộ có địa vị trong làng xã chỉ chiếm 10% trong tổng số hộ điều tra. Có thể nói với trình độ học vấn này thì nơng hộ có thể dễ dàng nắm bắt thơng tin cũng như có đủ kiến thức để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để vận dụng nó vào trong sản xuất nhằm gia tăng sản lượng và giảm chi phí sản xuất. Khoảng 36% chủ hộ đã tham gia các tổ chức kinh tế - xã hội như hội phụ nữ, hội nơng dân, hội cựu chiến binh,…Trung bình mổi hộ có khoảng 5 thành viên. Đây là nguồn cung cấp lao động tương đối lớn vì vậy nơng hộ của huyện chủ yếu tự sản xuất chứ ít khi thuê mướn lao động. Sau đây là thống kê về trình độ học vấn của chủ hộ theo kết quả điều tra 50 hộ gia đình ở huyện Kế Sách:

Bảng 5: THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ Trình độ học vấn của chủ hộ Số quan sát Tỉ lệ (%) Mù chữ 5 10 Cấp 1 12 24 Cấp 2 25 50 Cấp 3 8 16 Tổng cộng 50 100

Nguồn: theo thống kê từ kết quả điều tra

Theo kết quả điều tra cho thấy rằng trình độ học vấn của chủ hộ cũng tương đối khá cao trong đó có 24% số chủ hộ đã học đến cấp 1, nhiều nhất là cấp 2 có đến 50% số chủ hộ đã học đến cấp 2, chỉ có 16% số chủ hộ là học đến cấp 3, tuy nhiên vẫn cịn chỉ có 10% chủ hộ là mù chữ đa số là những người già. Có thể nói trình độ học vấn của chủ hộ cũng khá cao cho thấy sự nổ lực của chính quyền địa phương trong cơng tác xóa mù chữ cũng như ý thức tự giác vươn lên của các nông hộ trong huyện. Đây là yếu tố tích cực giúp các chủ hộ có đủ kiến thức để dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức cũng như khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần cải thiện đời sống gia đình.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Tỉ lệ (%)

Hình 2: Trình độ học vấn của chủ hộ 3.3.3 Cơ cấu hộ tham gia tín dụng

Bảng 6 : THỐNG KÊ TỈ LỆ HỘ CĨ VAY VỐN NGÂN HÀNGViệc vay Việc vay vốn Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%) Có vay 27 54 Không vay 23 46 Tổng 50 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra

Nhìn chung, theo như kết quả điều tra 50 hộ nơng dân được phỏng vấn có 27 hộ có vay vốn ngân hàng chiếm khoảng 54% trong tổng số hộ được điều tra, cịn lại 23 hộ khơng vay chiếm 46%. Điều đó cũng phù hợp với số liệu thống kê của huyện về tình hình vay vốn của nơng hộ, cho thấy nơng hộ của huyện tiếp cận vốn vay cịn hạn chế, những hộ khơng vay được là do tâm lý họ sợ mắc nợ ngân hàng hoặc do khơng có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức. Điều này một phần là do nguồn vốn của ngân hàng cịn hạn chế khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của nông hộ, một phần là do các nông hộ không đủ điều kiện cho vay vốn theo như quy định của ngân hàng.

0 20 40 60 80 100 120

Có vay Khơng vay Tổng

Số hộ (hộ) Tỉ lệ (%)

Hình 3: Tỷ lệ hộ có vay và khơng vay vốn theo kết quả điều tra 3.3.4 Thị phần vốn vay của các ngân hàng

Sau đây là thị phần vốn vay của các ngân hàng ở huyện Kế Sách -tỉnh Sóc Trăng thống kê theo kết quả điều tra

Bảng 7: THỊ PHẦN VỐN VAY NGÂN HÀNG Ngân hàng Số hộ Ngân hàng Số hộ vay (hộ) Thị phần (%) Ngân hàng NN&PTNT 16 59 Ngân hàng CSXH 11 41 Tổng 27 100

Nguồn: thống kê từ số liệu điều tra

Theo kết quả điều tra trong tổng số 27 hộ có vay của huyện thì đa số họ đi vay từ ngân hàng nông nghiệp chiếm khoảng 59%, đây là những hộ đã có bằng đỏ quyền sử dụng đất nên có thể thế chấp vào ngân hàng để xin vay vốn, điều này cũng phù hợp vì đa số người dân của huyện điều làm nông nghiệp chủ yếu là trồng cây ăn trái và làm ruộng nên khi cần vay vốn họ thường đi vay từ ngân hàng nơng nghiệp vì lãi suất thấp, thời gian vay cũng tương đối dài và lượng vốn vay là tương đối đáp ứng

nhu cầu. Ngân hàng thứ hai được vay nhiều nhất là ngân hàng chính sách xã hội chiếm khoảng 41% vì đa số nơng dân của huyện cịn nghèo nên được hỗ trợ rất lớn từ phía nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, một phần vì họ khơng có tài sản thế chấp nên chỉ có thể tiếp cận tín dụng thơng qua kênh ngân hàng chính sách xã hội.

Nhìn chung nơng hộ của huyện chỉ có thể đi vay từ hai nguồn tín dụng này là do đây là một huyện nghèo của tỉnh Sóc Trăng nên hệ thống các ngân hàng cịn rất ít mà chỉ có các ngân hàng nhà nước để phục vụ cho cơng tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chương trình mục tiêu của chính phủ.

3.3.5 Tình hình lượng vốn vay, kỳ hạn nợ và lãi suất

Theo như điều tra, trong tổng số 27 hộ xin vay thì lượng xin vay trung bình là 16,3 triệu đồng từ các tổ chức tín dụng chính thức trong khi thực tế lượng vốn vay nhận được trung bình là 11 triệu đồng. Điều đó cho thấy lượng vốn vay được của nông hộ là tương đối đáp ứng nhu cầu xin vay của nông hộ và khi cần nhiều vốn để sản xuất thì nơng hộ thường tìm đến các ngân hàng để xin vay một phần vì lãi suất cũng tương đối thấp, thời gian vay vốn dài và thường khơng địi hỏi tài sản thế chấp nếu vay từ ngân hàng chính sách. Nếu như muốn vay vốn từ ngân hàng chính sách thì các nơng hộ phải vay theo nhóm, ngược lại những người đi vay từ ngân hàng nơng nghiệp thì họ thường vay theo cá nhân là chủ yếu. Lượng vốn vay trung bình tại NHN0 & PTNT là 12,6 triệu đồng chủ yếu là vay theo cá nhân là chính, cịn của NH CSXH là 8,7 triệu đồng chủ yếu vay theo nhóm.

Lãi suất cho vay trung bình các ngân hàng cho vay trong địa bàn nghiên cứu là 0,99%/tháng. Đây là lãi suất tương đối thấp nên các nơng hộ có thể sử dụng đồng vốn vay được vào việc sản xuất nông nghiệp với lãi suất vay thấp nhất mà khơng thể có được nếu họ đi vay từ nguồn phi chính thức.Trong đó lãi suất cho vay trung bình mà nơng hộ đi vay từ NH CSXH phải trả là 0,73%/tháng, cịn ở NHN0 & PTNT là 1,17%/tháng. Tóm lại, đây là mức lãi suất tương đối thấp và rất phù hợp với nơng hộ

trong huyện có thể sử dụng đồng vốn vay được vào việc sản xuất để cải thiện đời sống cũng như mở rộng việc sản xuất.

Kỳ hạn nợ của các khoản vay từ nguồn tín dụng chính thức là 24 tháng, có thể nói đây là kỳ hạn nợ tương đối dài đủ để nơng hộ có thể yên tâm sản xuất đồng thời có thể trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Kỳ hạn nợ trung bình tại NHN0 & PTNT là 11 tháng, trong khi đó kỳ hạn nợ trung bình tại NH CSXH thì tương đối dài hơn tới 44 tháng. Sở dĩ kỳ hạn nợ tại NH CSXH dài hơn là do đa phần những nông hộ đi vay từ NH CSXH đều là những nơng hộ nghèo khơng có tài sản thế chấp cho ngân hàng nên cần có thời gian dài hơn để họ có thể ổn định sản xuất cũng như có thể trả nợ cho ngân hàng.

Bảng 8: TÌNH HÌNH VAY VỐN, KỲ HẠN NỢ VÀ LÃI SUẤT CHO VAY TRUNG BÌNH Các tổ chức tín dụng S quan sát Lượng vốn vay trung bình (1.000 đ) K ỳ hạn nợ trung bình (th áng) i suất trung bình ( %) NHN0 & PTNT 1 6 12.593 11 1, 17 NH CSXH 1 1 8.709 44 0, 73 Trung bình chính thức 2 7 11.011 24 0, 99

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.6 Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay

Bảng 9: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY

ĐVT: % M ục đích Sản xuất Kin h doanh Tiê u dùng K hác Xi n vay 78 11 4 15 Sử dụng 66 5 7 23

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo thống kê từ kết quả điều tra, hơn 78% những người nộp đơn xin vay với mục đích phục vụ sản xuất, có 11% những người xin vay với mục đích kinh doanh,

cịn tiêu dùng chỉ có 4%, cuối cùng là 15% những hộ xin vay với mục đích khác là cải tạo vườn tạp. Ở đây mục đích xin vay cho tiêu dùng chiếm tỉ lệ thấp bởi vì ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng đối với nơng hộ trừ những khách hàng truyền thống có uy tín mà chủ yếu cho vay với mục đích phục vụ cho sản xuất là chính.

Về tình hình sử dụng vốn vay, tuy các ngân hàng chủ yếu cho vay với mục đích sản xuất là chính nhưng do khoản vay nhỏ và đội ngủ cán bộ cịn ít nên các ngân hàng khơng thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các nơng hộ mà chỉ có thể theo dõi những nơng hộ có số tiền vay tương đối lớn. Theo như kết quả khảo sát từ số liệu điều tra, chỉ có 66% nơng hộ sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất, 5% nơng hộ sử dụng cho mục đích kinh doanh, 7% nơng hơ sử dụng cho tiêu dùng và 23% nông hộ sử dụng cho mục đích khác là cải tạo vườn tạp.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác

Xin vay (%) Sử dụng (%)

Hình 5: Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ 3.3.7 Về việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay

Để đảm bảo nông hộ vay được vốn, sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì cần có sự tư vấn hỗ trợ từ phía cán bộ ngân hàng trong vấn đề sử dụng đồng vốn vay được vào phục vụ việc sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Theo kết quả điều tra, nơng hộ ít khi được sự tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng sau khi vay được vốn, số nông hộ được tư vấn chỉ chiếm 26% trong tổng số những hộ có vay vốn đây thường là những nơng hộ có số tiền vay lớn hoặc tổ trưởng tổ vay vốn,

cịn số nơng hộ không được tư vấn là rất nhiều chiếm 74%. Sở dĩ việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng cịn tương đối thấp điều đó là do đội ngũ cán bộ ngân hàng cịn ít và do số tiền vay tương đối thấp nên cán bộ ngân hàng không thể tiếp cận tồn bộ nơng hộ có vay vốn mà chỉ có thể tập trung vào một số đối tượng chính.

Đa số các nông hộ đều trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng chiếm 94%. Điều đó một phần chứng minh nơng hộ của huyện làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay được nên có thể có lời và trả được nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều sử dụng số tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình mà vẫn cịn một số nơng hộ phải đi vay từ bên ngồi để trả nợ.

Chi phí các nơng hộ phải bỏ ra để nhận được khoản tiền vay bao gồm tiền hồ sơ và chi phí cho tổ trưởng nếu vay từ ngân hàng chính sách và các chi phí khác trung bình là khoảng 49 nghìn đồng. Điều đó cho thấy để nhận được khoản tiền vay nơng hộ phải bỏ ra một số chi phí là tương đối cao so với số tiền vay được.

Bảng 10: TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG Chỉ tiêu

Số nông hộ được tư vấn hỗ trợ từ phía

NH 26%

Số lần tư vấn hỗ trợ trung bình/hộ 1 lần Trả nợ đúng hạn 94% Chi phí vay trung bình 49.000

đồng

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.8 Nguồn thông tin vay

Bảng 11: NGUỒN THƠNG TIN VAY

ĐVT: %

Nguồn thơng tin vay Tỷ lệ

6,67 Từ cán bộ tổ chức cho vay 7, 41 Người thân giới thiêu 1 1,11 Tự tìm đến tổ chức cho vay 1 4,81

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Việc đi vay của nơng hộ cịn gặp nhiều khó khăn trong đó nguồn thơng tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến nơng hộ khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức nhất. Theo thống kê từ kết quả điều tra nguồn thông tin mà nông hộ nhận được chủ yếu thơng qua chính quyền địa phương chiếm 66,67%, từ cán bộ tổ chức cho vay là 7,41%, từ người thân giới thiệu là 11,11% và tự tìm đến tổ chức cho vay là 14,81%. Điều đó cho thấy việc tiếp cận thơng tin vay vốn của nơng hộ phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền địa phương. Trong khi đó nguồn thơng tin từ cán bộ tổ chức cho vay lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Từ đó có thể thấy rằng khi quyết định cho vay ngân hàng thường thơng qua chính quyền địa phương như là kênh thơng tin quan trọng để các hộ gia đình đến với nguồn tín dụng chính thức.

3.3.9 Thời gian chờ đợi trung bình

Thời gian chờ đợi trung bình để nơng hộ nhận được khoản tiền vay là 9 ngày nếu đi vay từ ngân hàng nơng nghiệp, cịn nếu đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 50 ngày kể từ khi nộp hồ sơ xin vay vốn tới lúc nhận được tiền. Đây là khoảng thời gian chờ đợi tương đối lâu chủ yếu là các nông hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. Điều đó một phần là do nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội cịn hạn chế trong khi số hộ nghèo lại quá nhiều và để vay được vốn từ ngân hàng này các nơng hộ địi hỏi phải được tập trung trong một nhóm và ngân hàng sẽ thơng qua tổ trưởng tổ vay vốn để cho vay nên thời gian chờ đợi tương đối lâu so với việc đi vay từ ngân hàng nông nghiệp. Khi đi vay từ ngân hàng nông nghiệp các nơng hộ

thường tự mình tìm đến ngân hàng chứ khơng thơng qua tổ nhóm nên thời gian chờ đợi ngắn hơn nhiều.

Bảng 12: THỜI GIAN CHỜ ĐỢI TRUNG BÌNH

ĐVT: ngày Thời gian chờ đợi trung bình

Ngân hàng NN&PTNT 9 Ngân hàng CSXH 5 0

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)