Mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 52)

Bảng 9: MỤC ĐÍCH XIN VAY VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY

ĐVT: % M ục đích Sản xuất Kin h doanh Tiê u dùng K hác Xi n vay 78 11 4 15 Sử dụng 66 5 7 23

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo thống kê từ kết quả điều tra, hơn 78% những người nộp đơn xin vay với mục đích phục vụ sản xuất, có 11% những người xin vay với mục đích kinh doanh,

cịn tiêu dùng chỉ có 4%, cuối cùng là 15% những hộ xin vay với mục đích khác là cải tạo vườn tạp. Ở đây mục đích xin vay cho tiêu dùng chiếm tỉ lệ thấp bởi vì ngân hàng ít khi cho vay với mục đích tiêu dùng đối với nơng hộ trừ những khách hàng truyền thống có uy tín mà chủ yếu cho vay với mục đích phục vụ cho sản xuất là chính.

Về tình hình sử dụng vốn vay, tuy các ngân hàng chủ yếu cho vay với mục đích sản xuất là chính nhưng do khoản vay nhỏ và đội ngủ cán bộ cịn ít nên các ngân hàng khơng thể quản lý hết được tình hình sử dụng vốn vay thực tế của các nơng hộ mà chỉ có thể theo dõi những nơng hộ có số tiền vay tương đối lớn. Theo như kết quả khảo sát từ số liệu điều tra, chỉ có 66% nơng hộ sử dụng vốn vay với mục đích sản xuất, 5% nơng hộ sử dụng cho mục đích kinh doanh, 7% nơng hơ sử dụng cho tiêu dùng và 23% nông hộ sử dụng cho mục đích khác là cải tạo vườn tạp.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Khác

Xin vay (%) Sử dụng (%)

Hình 5: Tình hình xin vay và thực tế sử dụng vốn vay của nông hộ 3.3.7 Về việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng và việc trả nợ vay

Để đảm bảo nông hộ vay được vốn, sử dụng đồng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả thì cần có sự tư vấn hỗ trợ từ phía cán bộ ngân hàng trong vấn đề sử dụng đồng vốn vay được vào phục vụ việc sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Theo kết quả điều tra, nơng hộ ít khi được sự tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng sau khi vay được vốn, số nông hộ được tư vấn chỉ chiếm 26% trong tổng số những hộ có vay vốn đây thường là những nơng hộ có số tiền vay lớn hoặc tổ trưởng tổ vay vốn,

cịn số nơng hộ không được tư vấn là rất nhiều chiếm 74%. Sở dĩ việc tư vấn hỗ trợ từ phía ngân hàng cịn tương đối thấp điều đó là do đội ngũ cán bộ ngân hàng cịn ít và do số tiền vay tương đối thấp nên cán bộ ngân hàng không thể tiếp cận tồn bộ nơng hộ có vay vốn mà chỉ có thể tập trung vào một số đối tượng chính.

Đa số các nơng hộ đều trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng chiếm 94%. Điều đó một phần chứng minh nơng hộ của huyện làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay được nên có thể có lời và trả được nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả họ đều sử dụng số tiền từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình mà vẫn cịn một số nơng hộ phải đi vay từ bên ngồi để trả nợ.

Chi phí các nơng hộ phải bỏ ra để nhận được khoản tiền vay bao gồm tiền hồ sơ và chi phí cho tổ trưởng nếu vay từ ngân hàng chính sách và các chi phí khác trung bình là khoảng 49 nghìn đồng. Điều đó cho thấy để nhận được khoản tiền vay nơng hộ phải bỏ ra một số chi phí là tương đối cao so với số tiền vay được.

Bảng 10: TÌNH HÌNH TƯ VẤN HỔ TRỢ VÀ TRẢ NỢ NGÂN HÀNG Chỉ tiêu

Số nông hộ được tư vấn hỗ trợ từ phía

NH 26%

Số lần tư vấn hỗ trợ trung bình/hộ 1 lần Trả nợ đúng hạn 94% Chi phí vay trung bình 49.000

đồng

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.8 Nguồn thông tin vay

Bảng 11: NGUỒN THƠNG TIN VAY

ĐVT: %

Nguồn thơng tin vay Tỷ lệ

6,67 Từ cán bộ tổ chức cho vay 7, 41 Người thân giới thiêu 1 1,11 Tự tìm đến tổ chức cho vay 1 4,81

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Việc đi vay của nơng hộ cịn gặp nhiều khó khăn trong đó nguồn thơng tin vay vốn là một trong những khó khăn khiến nơng hộ khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức nhất. Theo thống kê từ kết quả điều tra nguồn thông tin mà nông hộ nhận được chủ yếu thơng qua chính quyền địa phương chiếm 66,67%, từ cán bộ tổ chức cho vay là 7,41%, từ người thân giới thiệu là 11,11% và tự tìm đến tổ chức cho vay là 14,81%. Điều đó cho thấy việc tiếp cận thơng tin vay vốn của nơng hộ phụ thuộc rất nhiều vào chính quyền địa phương. Trong khi đó nguồn thơng tin từ cán bộ tổ chức cho vay lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Từ đó có thể thấy rằng khi quyết định cho vay ngân hàng thường thơng qua chính quyền địa phương như là kênh thông tin quan trọng để các hộ gia đình đến với nguồn tín dụng chính thức.

3.3.9 Thời gian chờ đợi trung bình

Thời gian chờ đợi trung bình để nơng hộ nhận được khoản tiền vay là 9 ngày nếu đi vay từ ngân hàng nơng nghiệp, cịn nếu đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội là 50 ngày kể từ khi nộp hồ sơ xin vay vốn tới lúc nhận được tiền. Đây là khoảng thời gian chờ đợi tương đối lâu chủ yếu là các nông hộ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội. Điều đó một phần là do nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội cịn hạn chế trong khi số hộ nghèo lại quá nhiều và để vay được vốn từ ngân hàng này các nơng hộ địi hỏi phải được tập trung trong một nhóm và ngân hàng sẽ thơng qua tổ trưởng tổ vay vốn để cho vay nên thời gian chờ đợi tương đối lâu so với việc đi vay từ ngân hàng nông nghiệp. Khi đi vay từ ngân hàng nông nghiệp các nơng hộ

thường tự mình tìm đến ngân hàng chứ khơng thơng qua tổ nhóm nên thời gian chờ đợi ngắn hơn nhiều.

Bảng 12: THỜI GIAN CHỜ ĐỢI TRUNG BÌNH

ĐVT: ngày Thời gian chờ đợi trung bình

Ngân hàng NN&PTNT 9 Ngân hàng CSXH 5 0

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.10 Nguồn tiền trả nợ ngân hàng

Bảng 13: NGUỒN TIỀN TRẢ NỢ VÀ TRẢ LÃI NGÂN HÀNG

ĐVT: % T ừ hiệu quả SXKD Va y mượn khác để trả ợn người thân Ng uồn khác Nguồn tiền trả nợ 76 18 18 24 Nguồn tiền trả lãi 82 9 0 17

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Về tình hình trả nợ ngân hàng, mặc dù chưa được sự tư vấn hỗ trợ nhiều từ phía ngân hàng trong q trình sử dụng vốn vay nhưng nông hộ của huyện cũng đã sử dụng đồng vốn vay tương đối tốt. Điều đó được thể hiện qua nguồn tiền họ trả nợ ngân hàng. Theo kết quả thống kê từ số liệu điều tra, có 76% nguồn tiền nông hộ trả nợ ngân hàng là từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nơng hộ, tuy nhiên vẫn cịn một số nông hộ sử dụng vốn chưa tốt nên phải vay mượn từ bên ngoài là 18% hay từ người thân là 18% để trả nợ ngân hàng, còn từ nguồn khác như lương, con cái cho hay vay nóng từ bên ngồi là 24%.

Về tình hình trả lãi ngân hàng, đa số số tiền trả lãi đều xuất phát từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của nơng hộ là 82%, cịn vay mượn khác là 9%, còn từ nguồn khác là 17% như tiền làm mướn hay làm thêm bên ngoài, tiền tiết kiệm…

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hiệu quả SXKD Vay mượn khác Mượn người thân Nguồn khác Nguồn tiền trả nợ (%) Nguồn tiền trả lãi (%)

Hình 6: Thống kê nguồn tiền trả nợ và trả lãi ngân hàng

3.3.11 Tình hình thu nhập trung bình trước và sau khi vay vốn và phần trăm đáp ứng nhu cầu trăm đáp ứng nhu cầu

Bảng 14: TÌNH HÌNH THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA HỘ TRƯỚC VÀ SAU KHI VAY VỐN VÀ

PHẦN TRĂM ĐÁP ỨNG NHU CẦU

Chỉ tiêu

Thu nhập trung bình trước khi vay vốn

12,07 triệu đồng

Thu nhập trung bình sau khi vay vốn

33,84 triệu đồng

Phầm trăm đáp ứng nhu cầu 60,8%

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Nhìn chung, thu nhập trung bình của nơng hộ sau khi vay vốn có cao hơn thu nhập trước khi vay vốn điều đó thể hiện phần nào việc sử dụng vốn vay đã đem lại hiệu quả là làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông hộ. Nếu trước khi vay được vốn thu nhập trung bình/hộ là khoảng 12,07 triệu đồng thì khi vay được vốn

thu nhập trung bình/hộ là 33,84 triệu đồng, tăng rất nhiều so với trước đây do các nông hộ biết tận dụng nguồn vốn vay vào trong sản xuất đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên thu nhập tăng lên rất nhiều, cuộc sống nông hộ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên, lượng vốn vay chỉ mới đáp ứng khoảng 60,8% nhu cầu vốn vay của nơng hộ. Do đó để tăng khả năng sản xuất nơng hộ cần có thêm một lượng vốn nhất định hơn 30,2% nữa mới đáp ứng đủ nhu cầu vốn của nông hộ. Những hộ không vay được vốn hoặc vay được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu là do họ khơng có tài sản thế chấp ngân hàng nên chỉ có thể đi vay từ ngân hàng chính sách xã hội nên lượng vốn vay chỉ có thể đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của nông hộ để phục vụ cho sản xuất.

3.3.12 Thu nhập trung bình của nơng hộ

Bảng 15: THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NƠNG HỘ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Thu nhập trung bình/hộ Số quan sát Đvt (1.000 đồng) Lúa 2 6 26.3 08 Chăn ni 1 6 8.19 5 Cây ăn trái 3

0 13.4 63 Hoa màu 8 5.36 2 Buôn bán 1 2 14.7 23 Lương 1 7 18.8 67 Khác 2 8 10.8 03

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo kết quả thống kê thì các nơng hộ trong huyện chủ yếu làm ruộng và trồng cây ăn trái nên các khoản thu nhập của nơng hộ từ hai nguồn này trung bình khá cao trong đó từ lúa là khoảng 26,3 triệu đồng trong một năm sản xuất, từ cây ăn trái là khoảng 13,5 triệu đồng. Kế đến là khoản thu nhập từ lương cũng khá lớn khoảng 18,9 triệu đồng một năm, cịn từ bn bán là khoảng 14,7 triệu đồng, từ cây ăn trái là 13,5 triệu đồng, từ chăn nuôi là 8,2 triệu đồng, từ hoa màu là 5,4 triệu đồng, ngoài các khoản thu nhập trên nơng hộ cịn có các khoản thu nhập khác như từ tiền làm mướn, từ con cái cho, tiền người thân ở nước ngồi gửi về….Nhìn chung thu nhập từ hoạt động sản xuất của nông hộ cũng tương đối đảm bảo cuộc sống và có dư. Đvt: 1.000 đồng 0 5 10 15 20 25 30

Lúa Chăn ni Cây ăn trái Hoa màu Bn bán Lương Khác

Hình 7: Thu nhập trung bình của nơng hộ từ hoạt động sản xuất 3.3.13 Tình hình lực lượng lao động

Nhìn chung, theo kết quả điều tra cho thấy trung bình mổi hộ có một trẻ em dưới 15 tuổi và một người già trên 60 tuổi. Trong đó đơng nhất là số người trong độ tuổi lao động trung bình mổi hộ có khoảng 4 người trong độ tuổi lao động. Điều này cho thấy đây là nơi có nguồn cung lao động dồi dào để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Vì vậy việc sản xuất của nơng hộ nói chung chỉ dựa vào sức lao

động của các thành viên trong hộ là chính chứ ít khi phải th mướn từ bên ngồi nên giảm rất nhiều chi phí trong sản xuất. Chính điều đó đã làm tăng thu nhập của nơng hộ trong huyện do bên cạnh việc sản xuất của gia đình những người trong độ tuổi lao động này cịn đi làm thêm bên ngồi nên thu nhập của họ trong năm nói chung có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu của gia đình.

Bảng 16: TÌNH HÌNH LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

ĐVT: người Chỉ tiêu

Số trẻ em trung bình/hộ 1 Số người già trung bình/hộ 1 Số người trong độ tuổi lao động trung

bình/hộ 4

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

3.3.14 Khó khăn khi vay vốn ở ngân hàng

Bảng 17: NHỮNG KHĨ KHĂN CỦA NƠNG HỘ KHI VAY VỐN NGÂN HÀNG

ĐVT: %

Khó khăn khi vay vốn ngân hàng Số quan sát Phần trăm lựa chọn K hơng khó khăn C ó khó khăn K hơng khó khăn C ó khó khăn Thủ tục rườm rà 3 0 2 9 3,75 6 ,25 Không biết làm thế nào để

được vay 2 8 4 8 7,50 1 2,50 Thời gian chờ đợi lâu 2

6 6 8 1,25 1 8,75 Khơng có tài sản thế chấp 3 0 2 9 3,75 6 ,25 Lãi suất cao quá 3

1 1

9 6,87

3 ,13 Phải có xác nhận của địa

phương 2 9 3 9 0,63 9 ,38

Vốn vay khơng phù hợp với mục đích sử dụng 3 0 2 9 3,75 6 ,25

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Việc vay vốn ngân hàng của nơng hộ gặp rất nhiều khó khăn trong đó thời gian chờ đợi được xem là khó khăn lớn nhất đối với nơng hộ chiếm 18,75%; khó khăn do khơng biết cách nào để vay chiếm 12,5%; khó khăn tiếp theo là phải có xác nhận của địa phương chiếm 9,38%; cịn khó khăn do thủ tục rườm rà, khơng có tài sản thế chấp và vốn vay khơng phù hợp với mục đích sử dụng chiếm 6,25%; khó khăn do lãi suất quá cao theo điều tra chiếm 3,13%. Đây là một số khó khăn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay của nông hộ trong huyện khi vay vốn từ ngân hàng.

Bảng 18: TỔNG HỢP NHỮNG KHĨ KHĂN CỦA NƠNG HỘ KHI TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY NGÂN HÀNG

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ lệ (%) Khơng có khó khăn gì 18 56,2 5 Có một khó khăn 10 31,2 5 Có hai khó khăn 4 12,5 0

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Theo kết quả điều tra thì phần lớn nơng hộ đều cho rằng khơng có gặp khó khăn gì trong việc đi vay vốn từ ngân hàng chiếm 56,25%, những nơng hộ gặp một khó khăn chiếm 31,25% và rất ít trường hợp nơng hộ gặp phải hai khó khăn chiếm 12,50%. Nhìn chung việc vay vốn của nơng hộ ít gặp khó khăn về thủ tục mà chủ

yếu là do phải mất thời gian chờ đợi lâu hoặc những nông hộ không biết làm thế nào để vay vốn từ ngân hàng.

Chương 4

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA

NƠNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SĨC TRĂNG

4.1. GIẢI THÍCH NHỮNG BIẾN SỬ DỤNG TRONG MƠ HÌNH (PROBIT) XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VAY ĐƯỢC HAY KHƠNG CỦA NƠNG HỘ

Trong đề tài này mơ hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ. Biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy là:

Formal = 1 nếu nơng hộ có vay vốn ngân hàng từ nguồn chính thức 0 nếu không thuộc trường hợp trên

Giải thích những biến sử dụng trong mơ hình Probit

Sự tiếp cận tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến giải thích như là giá trị tài sản của chủ hộ, diện tích đất, tuổi của chủ hộ, trình độ văn hố của chủ hộ, giới tính chủ hộ và thu nhập của hộ,... Mỗi biến có thể ảnh hưởng đến những mức độ tiếp cận tín dụng khác nhau. Mức độ ảnh hưởng của những biến này đối với những hộ có vay vốn thì khác biệt so với mức độ ảnh hưởng của những hộ khơng có vay vốn.

Giá trị tài sản của hộ gia đình là một biến độc lập được đo lường bởi giá

trị tài sản hiện tại sau khi khấu hao. Chủ hộ có tài sản có giá trị cao hơn thì tỷ lệ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)