PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 33)

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Kế Sách là một huyện có nhiều tiềm năng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng với dân số trung bình năm 2006 là 170.676 người, trong đó đa số là nơng dân nghèo chiếm tỷ lệ khoảng 30,02%, hộ trung bình chiếm khoảng 55,54% và hộ khá giàu chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 12,85% (theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2001) nên việc tiếp cận vốn vay cịn hạn chế, do đó Kế Sách được chọn để điều tra để tìm hiểu về cách thức tiếp cận tín dụng chính thức cũng như hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu điều tra nông hộ ở 2 xã Thới An Hội và An Lạc Tây của huyện Kế Sách. Số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân cụm để đảm bảo ý nghĩa thống kê của mẫu điều tra.

Cỡ mẫu được xác định dựa theo cơng thức sau: n = p(1-p)(z/E)2

Trong đó: n: cỡ mẫu p: tỉ lệ mẫu

z: giá trị phân phối chuẩn tương ứng với độ tin cậy E: ước lượng tỉ lệ tổng thể

Ta chọn p=0,8 vì khi đó p(1-p) là 0,16. Độ tin cậy 90% (z=1,645) và tỉ lệ tổng thể ước lượng là 0,1. Cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 44 quan sát.

Tuy nhiên, với kinh phí và thời gian cho phép bộ số liệu dùng trong bài bao gồm 50 quan sát. Nó đủ lớn để đảm bảo phân phối chuẩn và có thể đại diện cho tổng thể . Theo như tính tốn tỉ trọng hộ của 2 xã An Lạc Tây và Thới An Hội lần lượt là 40% và 60%. Vì vậy số mẫu được phỏng vấn phù hợp là 20 mẫu ở An Lạc Tây và 30 mẫu ở Thới An Hội.

Bảng 2: SỐ XÃ ĐƯỢC CHỌN PHỎNG VẤN VÀ SỐ MẪU TƯƠNG ỨNG

Tỉ lệ đất nông nghiệp (%) Tổng số hộ (hộ) Tỉ trọng hộ (% ) S ố mẫu An Lạc Tây 88 2.244 40 2 0 Thới An Hội 87 3.352 60 3 0 Tổng cộng 87 5.596 100 5 0

Nguồn: Theo kết quả báo cáo của ủy ban nhân dân huyện Kế Sách năm 2007

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu chính dùng trong bài viết này là số liệu sơ cấp được điều tra từ việc phỏng vấn 50 hộ nông dân ở huyện huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng tháng 4 năm 2008

- Ngồi ra bài viết cịn sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo, tạp chí, niên giám thống kê của tỉnh Sóc Trăng năm 2006,….

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu (1): Đánh giá khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và thực

trạng sử dụng vốn vay của nơng hộ ở huyện Kế Sách – tỉnh Sóc Trăng được thực hiện thơng qua cơng cụ thống kê mơ tả nhằm mơ tả và trình bày khái quát về thị trường tín dụng nơng thơn ở huyện Kế Sách-tỉnh Sóc Trăng cũng như khả năng tiếp cận vốn vay của nơng hộ, tình hình sử dụng vốn và tình hình thu nhập của nơng hộ. Bên cạnh đó bài viết cịn sử dụng bảng và hình để mơ tả lại kết quả thống kê.

Đối với mục tiêu (2): Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín

dụng chính thức và lượng vốn vay của nơng hộ. Đối với mục tiêu này bài viết sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mơ hình kinh tế lượng thơng qua hình Probit và Tobit:

 Mơ hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nơng hộ vay được hay khơng. Ta có mơ hình Probit tổng qt sau:

Trong đó: yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét biến giả yi được khai báo như sau:

Yi: biến phụ thuộc đây là một biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu nơng hộ có vay vốn ngân hàng, là 0 nếu nơng hộ khơng có vay vốn từ nguồn tín dụng chính thức.

Xij là các biến độc lập đây là các yếu tố ảnh hưởng đến việc nơng hộ.có vay được vốn hay không như: địa vị xã hội của chủ hộ, có quen biết với nhân viên ngân hàng của chủ hộ, diện tích đất có bằng đỏ, thu nhập và chi tiêu của nơng hộ,…

 Mơ hình Tobit ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc như là hàm số của các biến độc lập. Mơ hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ (số lượng) biến động của biến phụ thuộc với các biến độc lập. Trong bài mô

1 nếu yi* > 0 0 trường hợp khác

hình Tobit được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nơng hộ.

Mơ hình Tobit có dạng như sau: Yi = y* = a1+ a2 Xi + ui nếu y* >0

0 nếu khơng thuộc trường hợp trên Trong đó:

Yi là biến phụ thuộc là lượng vốn vay mà nơng hộ nhận được từ nguồn tín dụng chính thức.

Xi là vector của các biến giải thích bao gồm: tổng diện tích đất có bằng đỏ, tổng chi cho sản xuất kinh doanh, tổng chi cho sinh hoạt, thu nhập trước khi vay, địa vị xã hội của chủ hộ, có tham gia các tổ chức kinh tế-xã hội của chủ hộ, có quen biết với nhân viên ngân hàng của chủ hộ, giá trị của đất và nhà cửa.

i là nguồn tín dụng chính thức

Đối với mục tiêu (3): Phân tích đóng góp của vốn vay đối với thu nhập của

hộ gia đình được thực hiện thơng qua việc xác định sự chênh lệch giữa khoản thu nhập của nông hộ sau khi sử dụng vốn vay so với trước khi vay được vốn. Ở đây bài viết sử dụng kiểm định sự khác biệt về trung bình tổng thể.

Đối với mục tiêu (4): Dựa vào kết quả phân tích thống kê và chạy mơ hình

kinh tế lượng từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, tham khảo các chính sách liên quan từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nơng hộ tiếp cận và sử dụng vốn vay hiệu quả hơn góp phần làm tăng thu nhập của nơng hộ cũng như góp phần phát triển kinh tế huyện.

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN KẾ SÁCH - TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)