GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 33 - 37)

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối sông Hậu, tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển; diện tích tự nhiên 3.223,3 km2 gồm 1 thị xã, 8 huyện và 105 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh, dân số tồn tỉnh là 1.243.982 người theo thống kê năm 2003, trong đó thành thị chiếm 18,44%, nông thôn 81,56%, nữ chiếm 51,29%. Mật độ dân số trung bình của tỉnh là 386 người/km2, thấp hơn mức trung bình ở ĐBSCL (401 người/km2). Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Ở Sóc Trăng, ngồi người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số cịn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,85%, người Hoa chiếm 5,86%. Thêm vào đó cịn có người Nùng, Thái, Chăm...nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú.

Sóc Trăng giáp tỉnh Cần Thơ ở phía Bắc và Tây Bắc, giáp Bạc Liêu ở phía Tây Nam, giáp Trà Vinh ở phía Đơng Bắc và giáp biển Đơng ở phía Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang. Vùng cung cấp 50% sản lượng thóc của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến. Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho cả nước.

Trong những năm qua, vận dụng đường lối đổi mới của Đảng; nhân dân tỉnh Sóc Trăng với tinh thần vượt khó vươn lên, năng động; sáng tạo, kinh tế Sóc Trăng có bước phát triển khá, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản xuất khẩu và đây lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới. Hiện nay tồn tỉnh có 6 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu năm 2002 đạt trên 230 triệu USD thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và đang từng bước được mở rộng cả về kết cấu hạ tầng lẫn công nghệ; bộ mặt đô thị và nông thôn của tỉnh từng bước được thay đổi.

3.1.1.2 Đặc điểm - địa hình

Điều kiện tự nhiên hình thành 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn, đất đai màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu, địa chất phù hợp, khí hậu ơn hồ; có nền sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp và chế biến hàng nơng, hải sản xuất khẩu; có nền văn hố đặc thù với nếp sinh hoạt của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa từ bao đời nay vẫn sống hoà thuận và hội nhập đã tạo nên bản sắc độc đáo qua các lễ hội; giao thông thủy, bộ đều thuận lợi nhờ địa tỉnh nằm trên trục quốc lộ 1A và quốc lộ 60 nối các tỉnh phía Nam và phía Bắc trong đó có cả thành phố Hồ Chí Minh; bên cạnh đó thơng qua sơng Hậu có thể tới các tỉnh ĐBSCL và các nước Camphuchia, Lào; Bờ biển dài là một lợi thế so sánh của Sóc Trăng so với các tỉnh ĐBSCL các cảng Trần đề, và sắp tới là cảng biển nước sâu sẽ rất thuận lợi cho việc giao thương từ Sóc Trăng đến mọi miền của đất nước và quốc tế,.... Những nhân tố “thiên thời, địa lợi” đó đã và đang được chính quyền và nhân dân địa phương thực hiện để phát triển kinh tế, nhằm đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sơng lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối... Đặc biệt, Sóc Trăng cịn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách và Long Phú chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, khơng khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Cù lao Dung là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 mét đến 1 mét. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

3.1.1.3 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 270C, độ ẩm trung bình là 83%. Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dịng sơng Hậu đổ ra biển Đơng Nam Bộ, vùng có nhiều trữ lượng tơm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên3.1.2.1 Tài nguyên đất 3.1.2.1 Tài nguyên đất

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây cơng nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như: hành, tỏi và các loại cây ăn trái như: nhãn, xoài, sầu riêng... Hiện đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 77,28%, đất lâm nghiệp 4,36%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 18,36%. Trong tổng số 249.088 ha đất nơng nghiệp có 188.067 ha sử dụng cho canh tác lúa, 20.815 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.206 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái.

Với cấu tạo địa chất trẻ hình thành trong quá trình lấn biển của châu thổ sơng Cửu Long, tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu.

Tồn tỉnh Sóc Trăng có 40 đơn vị đất tập trung vào 3 nhóm chính:

Nhóm đất phù sa: 184.184 ha, chiếm 37%. Đây là vùng đất có địa hình trung bình và cao, gần nguồn nước ngọt, điều kiện thốt nước dễ dàng.

Nhóm đất phèn: 47.892 ha, trong đó đất phèn mặn chiếm 78,16%.

Nhóm đất giồng: 9.914 ha, chiếm 4%, tập trung ở 2 huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và thị xã Sóc Trăng.

Mặc dù cịn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Ngồi ra, Sóc Trăng cịn có nguồn tài ngun rừng với diện tích 16.015 ha với các loại cây chính: tràm, bần, giá, vẹt, dừa nước phân bố ở 2 huyện Vĩnh Châu và Long Phú. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

3.1.2.2 Tài nguyên khoáng sản

Trong những năm gần đây kết quả thăm dị bước đầu cho thấy Sóc Trăng có triển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngồi khơi gần Sóc Trăng.

3.1.3 Vị trí địa lý kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Kế Sách

Kế sách là một huyện vùng sâu cách thị xã Sóc Trăng khoảng 21 Km về phía Tây Nam, giao thơng đi lại tương đối khó khăn nhất là vào mùa mưa. Kế Sách với diện tích tự nhiên 34.161 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 26.250 ha, diện tích lúa 2 vụ là 16.792 ha, diện tích cây màu 459 ha, diện tích cây ăn trái 6.125 ha, diện tích vườn tạp 4.026 ha (theo niên giám thống kê của tỉnh Sóc Trăng năm 2006). Việc sản xuất nơng nghiệp cịn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên do hệ thống thuỷ lợi ngày càng được cải thiện.

Hiện nay, huyện Kế Sách có tổng dân số là 158.745 người với 33.282 hộ. Dân cư trên địa bàn huyện bao gồm 3 dân tộc: Kinh, Hoa và Khmer, trong đó 26.764 hộ là sản xuất nơng nghiệp chiếm 80% dân số tồn huyện, cịn lại là sản xuất kinh doanh và sản xuất ngành nghề khác. Kế Sách có 1 thị trấn và 12 xã, 85 ấp. Trình độ dân trí cịn thấp, cuộc sống cịn mang nặng tập qn cũ, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó hộ nghèo chiếm khoảng 30%, hộ trung bình chiếm khoảng 56% và hộ khá giàu chiếm khoảng 14% (theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2001).

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện kế sách tỉnh sóc trăng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)