Thiết kế sản phẩm trong sản xuất

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 78 - 80)

CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG : SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI

3.1 Tổ chức sản xuất

3.1.3 Thiết kế sản phẩm trong sản xuất

Việc thiết kế và lựa chọn các yếu tố cần thiết để sản xuất ra sản phẩm dựa trên tính năng u cầu và cơng nghệ sẵn có. Có nhiều ý kiến cho rằng việc thiết kế và lựa chọn các yếu tố cần thiết để sản xuất ảnh hƣởng đến chuỗi cung ứng sản xuất ra sản phẩm đó. Và chi phí này có thể chiếm trên 50% chi phí sản xuất sản phẩm. Khi xem xét thiết kế sản phẩm trên quan điểm chuỗi cung ứng, mục tiêu là nhằm thiết kế những sản phẩm đơn giản hơn, có ít bộ phận cấu thành hơn. Đây là cách mà bộ phận cấu thành có thể kết hợp từ nhóm các nhà cung cấp nhỏ ƣu tiên. Và tồn kho cũng có thể giữ ở dạng kết hợp nhiều đơn vị riêng lẻ ở những vị trí thích hợp trong chuỗi cung ứng.

Ở đây cũng khơng cần tồn một lƣợng lớn thành phẩm vì nhu cầu khách hàng đƣợc đáp ứng nhanh chóng thơng qua việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng từ tổ hợp nhiều đơn vị riêng lẻ khi có đơn hàng. Chuỗi cung ứng cần cho sản phẩm sẽ phụ thuộc vào việc thiết kế sản phẩm. Chuỗi cung ứng càng linh hoạt, dễ điều khiển và chi phí hiệu quả thì khả năng sản

phẩm thành công trên thị trƣờng càng cao. Để minh họa điểm này, hãy theo dõi tình huống sau:

Cơng ty Fantastic thiết kế một hệ thống giải trí gia đình rất mới với ti vi màn ảnh rộng và âm thanh xung quanh. Nó đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật cũng nhƣ tạo ra các kết quả ấn tƣợng. Nhƣng các linh kiện điện tử tạo nguồn cho hệ thống này lại đƣợc xây dựng từ các linh kiện của 12 nhà cung cấp khác nhau.

Nhu cầu bắt đầu tăng lên, công ty phải tăng sản xuất. Việc quản lý kiểm soát chất lƣợng các linh kiện và thời gian giao hàng cho 12 nhà cung ứng là một thách thức. Họ phải thuê thêm nhiều nhân viên và giám đốc thu mua. Việc lắp ráp các linh kiện khá phức tạp và nếu có bất kỳ nhà cung cấp nào chậm giao các linh kiện cũng sẽ làm cho tốc độ sản xuất đình trệ. Vì vậy kho sản phẩm hồn chỉnh ln đƣợc họ trữ sẵn để bù vào những lúc này.

Một số nhà cung cấp phụ trách cung ứng những chi tiết cụ thể. Một trong số họ gặp vấn đề về kiểm soát chất lƣợng cần đƣợc thay thế, các nhà cung cấp khác quyết định ngừng sản xuất các linh kiện thành phần đang cung cấp cho Fantastic sau vài tháng. Họ cho ra linh kiện mới với các đặc điểm tƣơng tự nhƣng khơng phải là một sự thay thế chính xác. Cơng ty Fantastic phải ngừng sản xuất hệ thống giải trí gia đình dù một nhóm kỹ sƣ tái thiết kế bộ phận có chi tiết hỏng để nó thích nghi đƣợc chi tiết mới. Trong thời gian đó kho hàng dự trữ tại một số địa điểm cũng hết, cơng ty mất doanh thu khi khách hàng tìm đến nơi khác.

Đối thủ cạnh tranh là công ty Nimble bị thu hút bởi sự thành cơng của Fantastic và cũng tìm ra sản phẩm để cạnh tranh. Họ thiết kế sản phẩm này với ít bộ phận hơn, sử dụng các chi tiết chỉ từ 4 nhà cung cấp. Chi phí thu mua thấp hơn nhiều vì họ chỉ phải hợp tác với bốn nhà cung cấp thay vì là mƣời hai. Khơng có bất kỳ sự chậm chễ nào trong q trình sản xuất do thiếu hụt linh kiện và công đoạn lắp ráp sản phẩm cũng đơn giản hơn.

Bài học rút ra từ ví dụ này là gì? Thiết kế sản phẩm quyết định hình thức của chuỗi cung ứng và điều này có ảnh hƣởng to lớn đến chi phí và khả năng sẵn có của sản phẩm. Nếu nhƣ các nhà thiết kế sản phẩm, ngƣời thu mua và nhà sản xuất có thể ngồi lại với nhau trong quá trình thiết kế ra sản phẩm thì sẽ có cơ hội tạo ra những sản phẩm thành cơng và mang lại lợi nhuận cao.

Vì thế, chuỗi cung ứng cần thiết phải có sự hợp tác của bộ phận các nhân viên khác nhau. Nhân viên bộ phận thiết kế liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhân viên cung ứng quan tâm đến mức giá tốt nhất từ nhóm nhà cung cấp đƣợc ƣu tiên. Nhân viên sản xuất quan tâm đến các phƣơng pháp sản xuất lắp ráp và hoạt động sản xuất dài hạn. Nhóm thiết kế sản phẩm nên là nhóm chức năng chéo lấy từ đại diện của 3 nhóm trên. Điều này là

cơ hội tốt để kết nối những ý tƣởng từ các nhóm. Nhóm chức năng chéo này kiểm tra lại bản thiết kế sản phẩm và giải quyết những vấn đề liên quan:

- Nhà cung ứng hiện tại nào cung cấp linh kiện cần thiết? - Số lƣợng nhà cung ứng mới là bao nhiêu?

- Có thể đơn giản hóa việc thiết kế và giảm số lƣợng nhà cung ứng? - Vấn đề gì xảy ra nếu nhà cung ứng ngừng sản xuất các linh kiện? - Dây chuyển lắp ráp sản phẩm đƣợc thực hiện dễ dàng?

Một bản thiết kế sản phẩm kết hợp tốt đƣợc cả ba khâu: thiết kế, cung ứng và sản xuất sẽ dẫn đến sản phẩm đƣợc hỗ trợ bởi một chuỗi cung ứng hiệu quả. Điều này giúp đƣa sản phẩm ra thị trƣờng nhanh chóng hơn và cạnh tranh hiệu quả về mặt chi phí.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w