Chuỗi cungứng kéo-đẩy

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 88 - 89)

CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH CHUỖI CUNG ỨNG : SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI

3.3 Hệ thống kéo, đẩy và kéo-đẩy

3.3.3 Chuỗi cungứng kéo-đẩy

Trong chiến lƣợc kéo-đẩy, một số giai đoạn của chuỗi cung ứng, đặc biệt là những giai đoạn đầu tiên, đƣợc thực hiện theo cách tiếp cận đẩy trong khi các giai đoạn còn lại sử dụng chiến lƣợc kéo. Ranh giới giữa các giai đoạn dựa trên chiến lƣợc đẩy và các giai đoạn dựa trên chiến lƣợc kéo đƣợc gọi là biên giới kéo-đẩy. Để hiểu hơn chiến lƣợc này, hãy xem xét dòng thời gian của chuỗi cung ứng, là thời gian từ khi thu mua nguyên vật liêu, là điểm bắt đầu của dòng thời gian, và khi giao hàng cho khách, là điểm cuối của dòng thời gian. Biên giới kéo-đẩy đƣợc xác định ở điểm nào đó trong dịng thời gian và nó chỉ ra thời điểm mà cơng ty có thể chuyển từ việc quản lý chuỗi cung ứng dựa trên một chiến lƣợc, thƣờng là chiến lƣợc đẩy, sang quản lý dựa trên chiến lƣợc khác, và thƣờng là chiến lƣợc kéo. Điều này đƣợc minh họa trong hình 3.6.

88

Xem xét các nhà sản xuất máy tính xây dựng tồn kho và sản xuất và phân phối dựa trên dự báo. Đây là một hệ thống đẩy đặc trƣng. Ngƣợc lại, một ví dụ của chiến lƣợc kéo- đẩy là một nhà sản xuất xây dựng theo đơn đặt hàng. Điều này ngụ ý rằng tồn kho các bộ phận sản xuất đƣợc quản lý dựa trên dự báo, nhƣng phần lắp ráp cuối cùng đáp ứng theo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng. Do vậy, phần đẩy của nhà sản xuất của chuỗi cung ứng là phần trƣớc khi lắp ráp, trong khi phần kéo của chuỗi cung ứng bắt đầu với bộ phận lắp ráp và đƣợc thực hiện dựa trên nhu cầu khách hàng thực tế. Biên giới kéo-đẩy ở đây chính là điểm bắt đầu của bộ phận lắp ráp. Quan sát thấy rằng trong trƣờng hợp này, nhà sản xuất có lợi thế ở việc dự báo nhu cầu tổng thể chính xác hơn.Thực vậy, nhu cầu đối với các bộ phận linh kiện là một sự tổng hợp nhu cầu của tất cả sản phẩm hồn thành có sử dụng bộ phận này. Khi dự báo tổng thể chính xác hơn, sự khơng chắc chắn về nhu cầu về linh kiện sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với tính khơng chắc chắn của nhu cầu sản phẩm hoàn chỉnh và điều này dẫn đến giảm tồn kho an toàn.

Dell Computer đã sử dụng chiến lƣợc này rất hiệu quả và là một minh họa xuất sắc cho tác động của chiến lƣợc kéo-đẩy lên năng lực của chuỗi cung ứng. Sự trì hỗn hoặc sự khác biệt đƣợc trì hỗn trong thiết kế sản phẩm cũng là một ví dụ hay về chiến lƣợc đẩy- kéo. Trong trƣờng hợp trì hỗn, cơng ty thiết kế sản phẩm và qui trình sản xuất theo đó các quyết định về sản phẩm cụ thể đƣợc sản xuất có thể trì hỗn càng lâu càng tốt. Qui trình sản xuất bắt đầu bằng việc sản xuất ra sản phẩm chung theo đó sản phẩm này sẽ đƣợc tạo sự khác biệt cho từng sản phẩm cuối cùng khi nhu cầu xuất hiện. Phần của chuỗi cung ứng trƣớc khi tạo sự khác biệt cho sản phẩm sẽ vần hành chủ yếu dựa vào chiến lƣợc đẩy. Nói cách khác, sản phẩm chung đƣợc sản xuất và vận chuyển dựa trên dự báo dài hạn. Vì nhu cầu đối với sản phẩm chung là tổng hợp nhu cầu của tất cả sản phẩm cuối cùng, dự báo sẽ chính xác hơn và do vậy mức tồn kho sẽ đƣợc giảm. Ngƣợc lại, nhu cầu khách hàng đối với một sản phẩm cuối cùng cụ thể thƣờng có mức độ khơng chắc chắn cao và do vậy sự khác biệt của sản phẩm xuất hiện chỉ để đáp ứng nhu cầu cá nhân về sản phẩm. Do vậy, phần của chuỗi cung ứng bắt đầu từ khi sản phẩm đƣợc tạo sự khác biệt sẽ áp dụng chiến lƣợc kéo.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w