Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 46)

6. Kết cầu luận văn

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu để thực hiện luận văn được tác giả thực hiện theo các bước sau:

Quy trình nghiên cứu luận văn

B 2. C ơ s ở lý th uy ết B 1. đ ề tà i n gh iê n c ứ u B 4 .H o à n ch ỉn h lu ậ n vă n B 3. N g hi ê n cứ u t hự c tế Xác định đề tài, đặt vấn đề

Nghiên cứu lý thuyết

Lập kế hoạch thực hiện, nghiên cứu thực trạng

Thu thập, xử lý thông tin, số liệu

Viết kết quả nghiên cứu, đánh giá, đề xuất giải pháp

Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu luận văn 2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

thu thập dữ liệu thứ cấp 28

Số liệu về phát triển ngân hàng được thu thập từ các báo cáo thường niên, thơng cáo báo chí của OceanBank, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, thơng cáo báo chí của các Ngân hàng khác.

Số liệu phát triển thị trường, nghành nói chung được tổng hợp thống kê trên các tạo chí chuyên nghành kinh tế, tài chính ngân hàng, chuyên trang thống kê của các bộ nghành, báo cáo ngân hàng nhà nước và báo cáo khác.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.

Sau quá trình thảo luận và thu thập ý kiến của các chuyên gia nội dung phỏng vấn sâu được thiết kế dựa trên nội dung nghiên cứu (Phụ lục 01), Chi tiết một số thông tin điều tra phỏng vấn sâu như sau:

+ Đối tượng điều tra: Tác giả tiến hành thăm dị lấy ý kiến từ phía các cá nhân là những chuyên gia có kinh nghiệm cơng tác lâu năm trong việc điều hành phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng (01 Giám đốc Khối KHDN - OceanBank, 01 Trưởng Quản lý kinh doanh và phát triển sản phẩm KHDN - OceanBank, 01 Phó Giám đốc chi nhánh Hà Đơng - VietABank, 01 Trưởng phịng Quản trị rủi ro thẻ - Trung tâm thẻ VPBank, 01 Chuyên viên chính sách và phát triển sản phẩm Khách hàng doanh nghiệp - OceanBank).

+ Cơ cấu mẫu: 05 Chuyên gia

+ Mục đích điều tra: Điều tra nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

+ Cách thức tiến hành: Tác giả xây dựng bảng hỏi hỏi phỏng vấn trực tiếp, gọi

điện phỏng vấn qua điện thoại.

2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích dữ liêu

- Phương pháp thống kê mơ tả

Trong q trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng các tài liệu báo cáo và các số liệu nghiên cứu qua các năm từ 2011-2016, thể hiện qua bảng số liệu thống kê và đồ thị nhằm minh chứng sâu hơn dựa trên khung lý thuyết của vấn đề đang nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được tác giả sử dụng rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Mục đích của so sánh là làm rõ sự khác biệt của đối tượng đang nghiên cứu. Trong q trình nghiên cứu, các thơng tin báo cáo về tình hình hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN tại ngân hàng được thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp, bảng và sơ đồ thống kê. Thông qua các thống kê, báo cáo tác giả so sánh mức độ phát triển, thị phần... giữa các năm, với các đối thủ cạnh tranh.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Trong quá trình nghiên cứu, các thơng tin báo cáo về tình hình kinh doanh dịch vụ của ngân hàng được thu thập thống kê, so sánh, cùng với việc đánh giá thị trường, nghiên cứu các cơng trình của các Chun gia, tổng hợp kiến thức chuyên nghành từ đó tác giả đưa ra các phân tích, nhận định về thực trạng, những cơ hội đến từ thị trường, để đề tài có được cái nhìn chân thật, khách quan, tổng hợp nhất.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÀI CHÍNH DÀNH CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI OCEANBANK

3.1 Khái quát về OCEANBANK

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng, được thành lập từ năm 1993 với mức vốn điều lệ là 300 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh thời điểm thành lập chỉ triển khai hoạt động chính là nhận tiền gửi và cho vay hộ nơng dân địa bàn nông thôn Hải Dương.

Vào ngày 09/01/2007 sau 22 năm hoạt động, Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) Nông thơn Hải Hưng chính thức được chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng cổ phần đô thị theo quyết định số 104/QĐ-NHNN ngày 09/01/2007 của Ngân hàng nhà nước và được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank).

Vào tháng 06/2007, OceanBank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng tăng gấp 5,9 lần năm 2006. Ngày 18/01/2009, OceanBank ký kết và công bố cổ đơng chiến lược là Tập đồn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng. Năm 2012, thực hiện dự án Dự án đổi mới, OceanBank tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

Năm 2015, OceanBank được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá O đồng, đây được đánh giá là một trong những thay đổi lớn nhất của ngân hàng từ khi được thành lập, từ Ngân Hàng TMCP Đại Dương chuyển đổi thành Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương do nhà nước sở hữu. Từ năm 2015 đến nay OceanBank thúc đẩy quá trình tái cơ cấu theo mơ hình mới.

Về việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, từ chỗ chỉ nhận tiền gửi và cho vay nông dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương, hiện nay, OceanBank đã triển khai hầu như tất cả các sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng như bảo lãnh phát hành Trái phiếu, kinh doanh ngoại hối, các sản phẩm cho vay và huy động vốn như huy động kỳ phiếu, tiết

kiệm bậc thang, tiết kiệm có thưởng, các chương trình sản phẩm cho vay mua nhà, ơtơ, tài trợ thương mại… Với sự nỗ lực không ngừng, năm 2014, OceanBank giành 03 giải thưởng quốc tế có uy tín: Giải thưởng Sáng kiến Ngân hàng điện tử Việt Nam; Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 2014, Nhóm Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2014. Hiện nay OceanBank có hệ thống mạng lưới hoạt động gồm 21 Chi nhánh và 101 Phòng Giao dịch, với tổng số lượng cán bộ nhân viên hơn 2.500 nhân viên.

Với những bước đi mới, định hướng rõ ràng, đặt Khách hàng là trọng tâm, tập trung đẩy mạnh Khách hàng bán lẻ, OceanBank đang dần lấy lại vị thế và tiếp tục phát triển sau những biến động lớn.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Với mơ hình hoạt động mới, cơ cấu tổ chức của OceanBank có nhiều thay đổi so với trước khi chuyển đổi mơ hình hoạt động. Mơ hình tổ chức được đơn giản hóa, tinh gọn nhằm đảm bảo nguồn lực nhân sự được sử dụng một cách hiệu quả.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của OceanBank

Nguồn: Theo quy định cơ cấu tổ chức của OceanBank

3.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh

Năm 2014 -2015 là năm đánh giá OceanBank gặp biến động lớn trong hoạt động tái cơ cấu ngân hàng. Cùng với việc được Ngân hàng nhà nước mua lại với giá O đồng, OceanBank chuyển đổi từ mơ hình Ngân hàng thương mại cổ phần sang Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên. Bắt đầu từ cuối năm 2014 đến nay có thể nói OceanBank chuyển đổi rất mạnh mẽ mơ hình tổ chức hoạt động, quy trình vận hành tuy nhiên hoạt động kinh doanh bị kiểm soát chặt chẽ từ ngân hàng nhà nước

Trong giai đoạn 2013 – 2016, có thể xem là thời gian có nhiều biến động nhất trong suốt q trình hình thành và phát triển của OceanBank. Năm 2014, Ngân hàng nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm sốt tồn bộ hoạt động của OceanBank. Sau thời gian kiểm soát OceanBank đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị điều hành ngân hàng phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quy định pháp luật. Những thơng tin bất lợi từ q trình kiểm sốt ngân hàng đã ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín, hình ảnh của OceanBank hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt với hoạt động kinh doanh Khách hàng là doanh nghiệp.

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh Oceanbank giai đoạn 2013-2016

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Tổng tài sản Tổng huy động Tổng dư nợ Chi phí hoạt động Chi trích lập dự phịng Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2013-2016 của OceanBank

Năm 2013, đánh giá hoạt động và mức lợi nhuận vẫn trong trạng thái tăng trưởng so với các năm trước. Tuy nhiên, Năm 2014 với sự biến động chưa từng có

trong hoạt động của mình, các chỉ số kinh doanh của OceanBank như tổng tài sản, tổng huy động, tổng dư nợ tín dụng, lợi nhuận trước thuế sụt giảm mạnh. Cụ thể, năm 2014 so với năm 2013 thì Tổng tài giảm 55%, Tổng huy động giảm hơn 29% tương đương với giảm 18,158 tỷ đồng; Tổng dư nợ cấp tín dụng giảm hơn 37% tương đương giảm 13,530 tỷ đồng...; trích lập dự phòng năm 2014 của OceanBank là 12.003 tỷ đồng tăng hơn 2.208 % so với năm 2013.

Tổng tài sản giảm, các hoạt động kinh doanh chính như huy động, tín dụng cũng giảm việc trích lập dự phịng lại cao kỉ lục dẫn tới lợi nhuận trước thuế năm 2014 âm 11,838 tỷ đồng. Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng trên do rất nhiều khoản nợ lớn tại OceanBank được kiểm sốt lại, chuyển nhóm nợ, tăng chi phí dự phịng rủi ro cho các khoản nợ. Ngoài ra việc phát triển khách hàng của OceanBank trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn do uy tín ngân hàng sụt giảm, nhiều Khách hàng tại Oceanbank chuyển dịch sang giao dịch ngân hàng khác. OceanBank đứng trước hàng loạt vấn đề lớn, khủng hoảng hoạt động, khủng hoảng truyền thơng.

Trước những biến động đó, để kiểm soát được rủi ro, giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng, tránh phản ứng giây chuyền hệ thống ngân hàng, Ngân hàng nhà nước quyết định kiểm soát đặc biệt OceanBank. Ngân hàng nhà nước yêu cầu OceanBank phải tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn pháp định. Tuy nhiên, Hội đồng cổ đông OceanBank không đưa được giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ. Căn cứ vào các quy định hiện hành, nhằm hạn chế tối đa tổn thất, ngày 25/04/2015, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố chính thức thực hiện việc quốc hữu hóa, mua lại OceanBank với giá 0 đồng và chấm dứt mọi quyền lợi, nghĩa vụ của cổ đông hiện hữu. OceanBank từ một Ngân hàng TMCP chính thức được chuyển đổi mơ hình thành Ngân hàng Thương mại TNHH MTV do nhà nước sở hữu. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được chỉ định hỗ trợ tham gia quản trị, điều hành OceanBank.

Năm 2015, sau khi chuyển đổi mơ hình hoạt động kết quả hoạt động kinh doanh của OceanBank đã có nhiều chuyển biến tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt 48 tỷ

đồng, trong đó 06 tháng đầu năm 2015 lợi nhuận của Oceanbank chỉ ghi nhận là âm gần 1.316 tỷ đồng, sang 06 tháng cuối năm (sau giai đoạn chuyển đổi) mức lợi nhuận của OceanBank đã ghi nhận là dương gần 1.364 tỷ đồng. Năm 2015, OceanBank thu hơn 5000 tỷ nợ xấu, hoạt động kinh doanh tiền gửi và hoạt động tín dụng cũng có các dấu hiệu khởi sắc mặc dù nhiều hoạt động cho vay tại OceanBank với đối tượng Khách hàng doanh nghiệp vẫn chưa được mở trở lại nhưng hoạt động kinh doanh đến Khách hàng cá nhân vẫn diễn ra bình thường.

Năm 2016, các chỉ số kinh doanh ghi nhận tại OceanBank tuy còn khiêm tốn so với hệ thống ngân hàng nhưng nhìn chung rất tích cực và khả quan so với thực trạng hiện tại của Ngân hàng. Mức lợi nhuận năm 2016 là 70 tỷ đồng tăng hơn 45% so với năm 2015. Tuy nhiên, nhiều khoản nợ của OceanBank với dư nợ lớn vẫn thuộc danh sách nợ nhóm 3 trở lên dẫn đến chi phí trích lập dự phịng năm 2016 tuy có giảm so với năm 2015 nhưng vẫn là một con số rất lớn với gần 7 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo tình hình hoạt động và định hướng hoạt động năm 2017, OceanBank sẽ tiếp tục phát huy nâng cao hiệu quả hơn nữa trong các mảng hoạt động thu hồi nợ, huy động vốn, đồng thời đẩy mạnh cơng tác quảng bá thương hiệu hình ảnh của Ngân hàng tại các địa bàn có chi nhánh OceanBank đang hoạt động.

Mặt khác, OceanBank đẩy mạnh chú trọng công tác đào tạo cán bộ về quy trình nghiệp vụ mới thơng qua hình thức đào tạo trực tiếp hoặc trực tuyến. Ban lãnh đạo OceanBank đẩy mạnh các công tác truyền thông nội bộ nhằm thúc đẩy sự đồng tâm đồng lịng của CBNV trong tiến trình đổi mới của ngân hàng, kiện tồn đội ngũ nhân sự nhằm sớm ổn định cơ cấu tổ chức, tập trung phát triển kinh doanh trong giai đoạn tới.

Với sự hỗ trợ điều hành từ VietinBank, hoạt động kinh doanh của OceanBank dần ổn định trở lại. Năm 2015, OceanBank đã thực hiện xây dựng toàn bộ hệ thống văn bản nhằm chuẩn hóa các quy định quy trình, quy chế và xây dựng các sản phẩm chính sách thu hút, hấp dẫn khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng. Năm 2016, Oceanbank có một số thay đổi trong mơ hình tổ chức hướng tới sự

đơn giản nhưng tối ưu của bộ máy. Năm 2016, đánh dấu một năm phát triển mạnh mảng cho vay Khách hàng cá nhân và phát triển sản phẩm, dịch vụ Huy động, thanh toán của hoạt động doanh nghiệp

Trước mắt, hoạt động kinh doanh của OceanBank cịn gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng đã có dấu hiệu ổn định. Oceanbank đã phần nào lấy lại niềm tin của khách hàng và bước đầu có sự tăng trưởng về doanh số các sản phẩm dịch vụ đặc biệt là nhiều Doanh nghiệp đã quay trở lại và tiếp tục giao dịch với OceanBank.

3.2 Thực trạng phát triển sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp tại OceanBank nghiệp tại OceanBank

Các SPDV OceanBank cung cấp cho Khách hàng doanh nghiệp tương đối đa dạng. Việc phân loại các sản phẩm dịch vụ dành cho Khách hàng doanh nghiệp được phân loại thành 05 nhóm chính: Tín dụng, huy động, tài trợ thương mại, quản lý dòng tiền (Dịch vụ thanh tốn trong nước, ngân quỹ, tài khoản...) và nhóm sản phẩm dịch vụ khác.

Về cơ bản, OceanBank đang cung cấp gần như đầy đủ các SPDV tài chính ngân hàng cơ bản hướng tới đối tượng là Khách hàng doanh nghiệp. Các nhóm sản phẩm Oceanbank cung cấp tương đối thơng dụng và được hầu hết các Ngân hàng đang cung cấp.

Đặc biệt trong năm 2015 và năm 2016, Oceanbank hồn thiện quy trình, cơ chế, quy định cho hoạt động mua bán trái phiếu và cấp tín dụng hợp vốn với Ngân hàng khác. Đây có thể xem là hai hoạt động được đẩy mạnh nhất trong hai năm vừa qua. Với sự hỗ trợ từ VietinBank nhiều hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn với VietinBank được ký kết.

Sơ đồ 3.2. Các sản phẩm dịch vụ OceanBank dành cho KHDN

3.3.1 Sản phẩm dịch vụ tín dụng:

- Về danh mục sản phẩm dịch vụ tín dụng chính Oceanbank cung ứng

+ Tài trợ vốn lưu động: OceanBank tài trợ vốn lưu động cho Khách hàng thông qua việc cấp tín dụng theo từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng để Doanh nghiệp tự chủ về nguồn vốn, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong các dịch vụ tín dụng cơ bản của TCTD nói chung cũng như OceanBank nói riêng, chiếm tỷ trọng về số lượng khách hàng và dư nợ tín dụng cao nhất. Các sản phẩm chính trong nhóm này được triển khai tùy theo mục đích vay, đối tượng vay, ví dụ như: Sản phẩm cho vay cầm cố tiền gửi do OceanBank phát hành/

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại TNHH MTV đại dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w