Giới thiệu chung về Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 39)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI

2.1 Giới thiệu chung về Agribank Chi nhánh Lâm Đồng

2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Lâm Đồng

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Agribank Lâm Đồng) ngày nay được thành lập ngay sau khi có Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam có hiệu lực thi hành. Agribank Lâm Đồng là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, đại diện theo ủy quyền của Agribank, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với Agribank; chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do sự cam kết của Agribank Lâm Đồng trong phạm vi ủy quyền. Agribank Lâm Đồng có con dấu riêng; có bảng cân đối tài sản và nhận khốn tài chính theo quy định của Agribank.

Trong những năm qua, Agribank Lâm Đồng luôn là Chi nhánh NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xét cả về quy mô nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Mặc dù sự cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn ngày càng gay gắt đã làm thị phần huy động và cho vay bị giảm sút, nhưng đến cuối năm 2011, thị phần huy động vốn của Agribank Lâm Đồng chiếm tỷ trọng 26,74% và thị phần cho vay là 30,13%; trong đó Chi nhánh đặc biệt chú trọng đầu tư cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trương của Chính phủ và của ngành. Hoạt động của Agribank Lâm Đồng đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

2.1.2 Mơ hình tổ chức, mạng lưới

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Lâm Đồng (Agribank Lâm Đồng) có mơ hình tổ chức chung theo mơ hình tổ chức của hệ thống Agribank. Hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 12 huyện, Thành phố, nhưng có 01 huyện và 01

thành phố nằm trong địa bàn quản lý của Ngân hàng Dâu tằm tơ (đóng tại thành phố Bảo lộc) nên thực tế Chi nhánh chỉ quản lý trên địa bàn 10 huyện và 01 thành phố.

Mơ hình tổ chức

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách

CƠ CẤU CÁC BỘ PHẬN TRỰC THUỘC

Phịng Tín dụng Phịng Kế hoạch Tổng hợp Phịng Hành chính Nhân sự Phịng Kiểm tra Kiểm sốt Phịng Điện tốn Phịng Kế tốn Ngân quỹ Khách sạn NHNo

CƠ CẤU CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN, THÀNH

Thành Phố Đà Lạt Huyện Lạc Dương Huyện Đơn Dương Huyện Đức Trọng Huyện Di Linh Huyện Đạ Huoai Huyện Đạ Tẻh Huyện Cát Tiên Huyện Lâm Hà

Về mạng lưới kinh doanh: Thực hiện đề án cải tiến mơ hình tổ chức của Agribank, Agribank Lâm Đồng đã liên tục mở rộng mạng lưới giao dịch, từng bước xã hội hoá hoạt động ngân hàng nhằm phát triển, mở rộng các đối tượng khách hàng và quy mô kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Đến 31/12/2011, Agribank Lâm Đồng đã có 27 đơn vị cơ sở, bao gồm: 1 hội sở chính, 11 chi nhánh loại III, 15 phịng giao dịch và 01 khách sạn.

Về cán bộ: luôn chú trọng khâu đào tạo cán bộ tồn diện về chun mơn, vi tính, kiến thức pháp luật. Đến 31/3/2012, tổng số CBCNV toàn chi nhánh là 379 người, trong đó: Tiến sỹ 01, chiếm tỷ lệ 0,26%; thạc sĩ là 12 người, chiếm tỷ lệ 3,17%; trình độ đại học và tương đương là 284 người, chiếm tỷ lệ 74,93%; trình độ trung cấp, cao cấp là 56 người, chiếm tỷ lệ 14,76%; sơ cấp và chưa qua đào tạo 26 người, chiếm tỷ lệ 6,86% chủ yếu là tạp vụ, bảo vệ.

2.1.3 Các sản phẩm dịch vụ tại Agribank Lâm Đồng

Tính đến ngày 31/12/2011 Agribank Lâm Đồng đang cung ứng hơn 190 SPDV tới khách hàng là doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân, các tổ chức tín dụng và định chế tài chính trên thị trường vốn, thị trường mở và thị trường liên ngân hàng.

Dựa theo tiêu chí phân loại SPDV, dựa vào quản lý SPDV trên hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS), theo kết quả tư vấn về hiện đại hoá SPDV, hiện nay Agribank Lâm Đồng đang cung cấp 10 nhóm SPDV sau:

+Nhóm sản phẩm tiền gửi, huy động vốn: Ngân hàng khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác bằng VND và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.

+Nhóm sản phẩm cấp tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện phát triển nông nghiệp nông thôn, đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống của tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam bằng VND và ngoại tệ.

+ Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước: Cung cấp các phương tiện thanh toán qua tài khoản và thực hiện dịch vụ thanh tốn trong nước.

+ Nhóm sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế: Thực hiện kinh doanh, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối; Thực hiện thanh toán quốc tế; Nhờ thu; Phát hành, thanh toán, ký hậu vận đơn, ủy quyền, bảo lãnh nhận hàng theo L/C ; Chấp nhận hối phiếu…. + Nhóm sản phẩm dịch vụ kinh doanh vốn (Group of Treasury): Cho vay hoặc đi vay vốn từ các định chế tài chính, kinh doanh chứng khốn, hốn đổi lãi suất, hốn đổi tiền tệ…

+ Nhóm sản phẩm đầu tư: Là việc Agribank góp vốn để thành lập mới cty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty hợp danh…; góp vốn, mua cổ phần, tham gia là cổ đông chiến lược; đầu tư vào các quỹ đầu tư…

+ Nhóm sản phẩm dịch vụ thẻ: Là phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt do Agribank phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc hạn mức thấu chi để thanh toán hàng hoá dịch vụ; Rút, ứng tiền mặt và thực hiện các dịch vụ khác tại đơn vị chấp nhận thẻ, điểm ứng tiền mặt trong và ngồi nước.

+ Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử (E- BANKING): là dịch vụ cho phép khách hàng kiểm tra và thực hiện các giao dịch qua tài khoản thanh tốn bằng tin nhắn SMS hoặc qua mạng Internet.

+ Nhóm sản phẩm dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ.

+ Nhóm sản phẩm dịch vụ Bancassurance và các sản phẩm dịch vụ khác 2.2 Phân tích thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ tại Agribank Lâm Đồng

2.2.1 Tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn Lâm Đồng

2.2.1.1 Hệ thống mạng lưới các tổ chức tín dụng tại Lâm Đồng

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 41 tổ chức tín dụng cùng hoạt động kinh doanh, cụ thể: 8 chi nhánh NHTM, cổ phần Nhà Nước; 11 chi nhánh, phịng giao dịch của các NHTM cổ phần ngồi Nhà nước; 01 NHCSXH; 01 quỹ tín dụng TW và 19 quỹ tín dụng cơ sở. Một số ngân hàng có thể nói là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Agribank Lâm Đồng là các NHTM lớn, đã hoạt động lâu năm như BIDV, VCB,

Vietinbank,… và rất nhiều NHTM cổ phần khác với nhiều thế mạnh về phát triển mở rộng thị phần huy động vốn, cấp tín dụng và có những chiến lược phát triển SPDV rất đa dạng và linh hoạt như Sacombank, ACB, Eximbank, SHB…

2.2.1.2 Tình hình hoạt động của các NHTM

Về huy động vốn

Trong giai đoạn 2007-2011, tổng nguồn vốn huy động các NHTM đều tăng trưởng qua các năm. Agribank vẫn khẳng định là NHTM đứng đầu về tổng nguồn vốn huy động (thị phần tiền gửi huy động đạt 26,74% năm 2011), tiếp theo là Vietinbank, BIDV, Sacombank,Vietcombank.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNN Tỉnh Lâm Đồng qua các năm)

Biểu đồ 2.1: Huy động vốn theo loại hình tổ chức tín dụng (Nguồn: Báo cáo NHNN Tỉnh Lâm Đồng qua các năm)

Bảng 2.1: Huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn từ 2007- 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

TỔ CHỨC TÍN DỤNG NHNo&PTNT Lâm Đồng NH Dâu Tằm Tơ

NH Đầu tư và Phát triển CN Lâm Đồng NH ĐT và PT Chi nhánh Bảo Lộc NH Công thương CN Lâm Đồng NH Công thương CN Bảo Lộc NHTMCP Kỹ Thương CN Lâm Đồng NH TMCP Phương Tây CN Lâm Đồng NH PT Nhà ĐBSCL CN Lâm Đồng NHTMCP Đông Á- PGD Đà Lạt NHTMCP Đông Á- PGD Đức Trọng NH TMCP EximBank CN Đà Lạt NH TMCP Quốc Tế CN Lâm Đồng NHTMCP PT Mê Cơng CN Lâm Đồng NHTMCP Sài gịn- Hà Nội CN Lâm Đồng NH TMCP Á Châu CN Đà Lạt

NH TMCP Hàng Hải CN Lâm Đồng NH TMCP Ngoại Thương CN Lâm Đồng NH TMCP SG- Thương tín CN Lâm Đồng NH Phát triển chi nhánh Lâm Đồng NH Chính sách xã hội CN Lâm Đồng Quỹ tín dụng TW

Hệ thống Quỹ tín dụng cơ sở (20 đơn vị) TỔNG CỘNG

(Nguồn: Báo cáo các năm của NHNN Tỉnh Lâm Đồng)

Về cơ cấu nguồn vốn theo nhóm khách hàng huy động, Agribank là NHTM có tỷ lệ nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khối các NHTM (đạt 86,91% năm 2011). Đây là nguồn vốn tương đối ổn định và thể hiện tầm ảnh hưởng của thương hiệu Agribank đối với khách hàng dân cư trong hoạt động HĐV.

Các NHTM phát triển các sản phẩm huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau tại các phân đoạn thị trường khác nhau nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và tăng nguồn vốn. Hầu hết trước khi phân loại cụ thể các SPDV huy động, các NHTM chia theo nhóm khách hàng phục vụ như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các định chế tài chính. Bên cạnh đó các ngân hàng thường thiết kế sản phẩm huy động vốn dưới hình thức gói sản phẩm (huy động vốn+ bảo hiểm nhân thọ, huy động vốn+ Kiều hối+ mua bán ngoại tệ, ...) như các gói: Chùm sản phẩm Tiết kiệm theo vịng đời (SCB), gói sản phẩm cho du học sinh (Đơng Á Bank); Tài khoản An Lợi (HSBC); Tiết kiệm tích lũy bảo an (BIDV);...hoặc theo các sự kiện trong năm như Tiết kiệm rồng vàng (mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long); Tiết kiệm hoa hồng dành cho đối tượng khách hàng nữ nhân ngày 8/3 (Sacombank); với các loại tiền tệ khác nhau: VND, USD, EUR hoặc tiền gửi đa tệ (ACB). Ngồi ra các NHTM cịn cung cấp các sản phẩm huy động vốn đa dạng kết hợp với các kênh phân phối hiện đại tiết kiệm chi phí đi lại, cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng: Tiền gửi trực tuyến (VCB, BIDV), Tiền gửi dynamic online (ACB); tài khoản E saving (VIB),...qua kênh phân phối Internet banking, Mobile banking.

- Về hoạt động tín dụng

Thị phần tín dụng của Agribank Lâm Đồng mặc dầu vẫn dẫn đầu thị phần trên địa bàn (Chiếm 31,16% thị phần năm 2011) với thế mạnh am hiểu thị trường, thâm niên hoạt động lâu năm cùng mạng lưới chi nhánh rộng khắp nhưng đang tiếp tục giảm dần qua các năm trong khi khối NHTM cổ phần đang có những chính sách vượt trội trong triển khai những sản phẩm cấp tín dụng hết sức linh hoạt, đa dạng với từng đối tượng khách hàng vay vốn và đang dành ưu thế trên thị trường cung cấp sản phẩm tín dụng.

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ 2007 -2011 TỔ CHỨC TÍN DỤNG A-NHTM I-NHTMNN Agribank Lâm Đồng Agribank Dâu Tằm Tơ BIDV Lâm Đồng BIDV Bảo Lộc

MHB Lâm Đồng II- NHTMCPNN

Vietinbank Lâm Đồng Vietinbank Bảo Lộc + Di linh Vietcombank III- NHTMCP ND Eximbank Sacombank SHB Techcombank ACB Westernbank VIB MeKong Bank B- NH Chính sách xã hội C- Hệ thống QTD QTD TW HT QTDND cơ sở TỔNG CỘNG Tốc độ tăng trưởng

so với năm trước

- Thanh tốn trong nước

Tính đến 31/12/2011, doanh số thanh tốn qua hệ thống chuyển tiền của các ngân hàng trên địa bàn đạt 184.941 tỷ đồng. Nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện chủ yếu tại các ngân hàng có mạng lưới rộng như Agribank (34.306 tỷ), Vietcombank (26.077 tỷ đồng), BIDV(23.303tỷ), Vietinbank (9.432 tỷ). Các chi nhánh thuộc Agribank dẫn đầu về doanh số thanh toán, chiếm tỷ trọng18,55% tổng doanh số thanh toán trên địa bàn. Riêng chi nhánh Sacombank Lâm Đồng là NHTM cổ phần, thuộc hệ thống ngân hàng có mạng lưới nhỏ nhưng doanh số chuyển tiền cũng đạt được 7.786 tỷ, chiếm tỷ trọng 4,21%. 18.55% 45.44% 14.10% 4.21% 12.60% 5.10% Agribank Vietcombank BIDV Vietinbank Sacombank Khác

Biểu đồ 2.2: Doanh số chuyển tiền qua các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2011

(Nguồn : Báo cáo NHNN Lâm Đồng năm 2011)

- Về dịch vụ thẻ:

Tính đến 31/12/2011, tổng số thẻ đã phát hành của tất cả các NHTM trên địa bàn Lâm Đồng là 423.490 thẻ. Các chi nhánh của Agribank Lâm Đồng là 123.908 thẻ hiện

dẫn đầu về số lượng thẻ, chiếm 29,26%. NHTM xếp thứ hai là các chi nhánh của Vietinbank với 103.842 thẻ đã phát hành, nắm giữ 24,52% thị phần.

2.78% 1.72% 11.43% 29.26% 4.31% 9.37% 4.91% 24.52% 11.70% Agribank Dâu Tằm Tơ VCB Vietinbank BIDV Sacombank Đông á MHB Khác

Biểu đồ 2.3: Doanh số phát hành thẻ qua các NHTM trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 31/12/2011

(Nguồn: Báo cáo NHNN Tỉnh Lâm Đồng năm 2011)

Phát hành thẻ là thế mạnh của Agribank nói chung và Agribank Lâm Đồng nói riêng, qua các năm vẫn duy trì được thị phần thẻ trên địa bàn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các NHTM khác khơng ngừng có những chính sách ưu đãi với khách hàng, có những chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ với thương hiệu thẻ Agribank. Một số ngân hàng như Đơng á, VCB, Techcombank đã liên tục có những chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng như miễn phí làm thẻ, khơng u cầu duy trì số dư trong tài khoản, thời gian phát hành thẻ nhanh chóng…. Bên cạnh đó,

một số tính năng khi sử dụng thẻ của Agribank chưa thực hiện được để có thể cạnh tranh được với các NHTM khác như nạp tiền trực tiếp tại máy ATM (Đông á Bank), phát hành thẻ trực tuyến qua mạng(ACB,VCB), đăng ký sử dụng tiện ích Mobile banking qua mạng (Sacombank, Techcombank, BIDV),… Đây là một trong những khó khăn thách thức lớn đối với Agribank Lâm Đồng khi mà một số ưu thế trước nay khơng cịn nữa đang làm mất dần thương hiệu thẻ của Agribank trong lòng khách hàng.

Bảng 2.3: Số lượng máy ATM và thẻ của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 31/12/2011 STT TÊN ĐƠN VỊ 1 AGRIBANK LÂM ĐỒNG 2 AGRIBANK DTTƠ Hệ thống AGRIBANK 3 VIETINBANK LĐ 4 VIETINBANK BẢO LỘC Hệ thống VIETINBANK 5 BIDV LÂM ĐỒNG 6 BIDV BẢO LỘC Hệ thống BIDV 7 ĐÔNG Á ĐÀ LẠT 8 ĐÔNG Á ĐỨC TRỌNG Hệ thống ĐÔNG Á 9 SACOMBANK 10 VIETCOMBANK ĐÀ LẠT 11 MHB 12 EXIMBANK 13 SHB

14 PHƯƠNG TÂY BANK

15 VIB

16 ACB

17 TECHCOMBANK ĐÀ LẠT

18 HÀNG HẢI

TỔNG CỘNG

(Nguồn: Báo cáo NHNN Tỉnh Lâm Đồng)

- Mạng lưới ATM

Tại thời điểm 31/12/2011, tồn tỉnh Lâm Đồng đã có 137 máy ATM trong đó Agribank Lâm Đồng có 28 máy chiếm tỷ trọng 20,44% và là hệ thống ngân hàng duy nhất có các ATM được lắp đặt ở tất cả các huyện trong Tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản giúp Agribank tiếp tục phát triển và thống lĩnh thị trường thẻ ghi nợ nội địa trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đứng thứ 2 là các chi nhánh của Vietinbank với 22 máy được lắp đặt. Chi nhánh Vietcombank có 15 máy nhưng tập trung toàn bộ ở thành phố Đàlạt

- Dịch vụ trả lương qua tài khoản

Bảng 2.4: Số liệu đơn vị trả lương qua các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 31/12/2011

-

STT TÊN ĐƠN VỊ

1 AGRIBANK LÂM ĐỒNG 2 AGRIBANK DÂU TẰM TƠ 3 VIETINBANK LÂM ĐỒNG 4 VIETINBANK BẢO LỘC 5 BIDV LÂM ĐỒNG 6 BIDV BẢO LỘC 7 ĐÔNG Á ĐÀ LẠT 8 ĐÔNG Á ĐỨC TRỌNG 9 SACOMBANK LÂM ĐỒNG 10 VIETCOMBANK ĐÀ LẠT 11 MHB 12 EXIMBANK 13 SHB

14 PHƯƠNG TÂY BANK 15 VIB

16 ACB

17 TECHCOMBANK ĐÀ LẠT 18 HÀNG HẢI

TỔNG CỘNG

(Nguồn: Báo cáo NHNN Tỉnh Lâm Đồng)

Đến hết năm 2011, các ngân hàng trên địa bàn đã ký kết với 1.152 đơn vị doanh nghiệp thực hiện chi trả lương qua tài khoản cho 51.428 người lao động, trong đó có 867 đơn vị với 35.099 người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước, khối công ty là 285 đơn vị với 16.329 người lao động. Theo bảng số liệu có thể thấy các chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w