Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 98 - 103)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI

3.1. Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng

3.1.1 Cơ hội và thách thức của Agribank Lâm Đồng trong quá trình phát triển sản phẩmdịch vụ dịch vụ

Cơ hội

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, nằm trên địa bàn khu vực Nam Tây Ngun, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Tây Nguyên, tiếp giáp với khu vực miền Đơng Nam Bộ, khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam, là vùng năng động nhất về kinh tế của cả nước với nhiều chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chính sách thu hút đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi để Lâm Đồng phát triển nhanh chóng. Đồng thời Lâm Đồng cũng có nhiều điều kiện cho việc tăng cường liên kết với các tỉnh duyên hải Miền Trung về du lịch và các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh.

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp nhưng nền kinh tế Lâm Đồng vẫn tiếp tục phát triển theo đúng định hướng đã đề ra, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao, vốn FDI và vốn đầu tư trong nước tiếp tục tăng trưởng nhanh, lãnh đạo địa phương luôn theo dõi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh luôn chú trọng cải thiện môi trường đầu tư theo hướng công khai, minh bạch.

Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, GDP bình quân đầu người liên tục tăng cao qua các năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, cùng với đó là chính sách thu hút nhân tài, nhân lực dân số Lâm Đồng tiếp tục tăng nhanh và trở thành một thị trường tiềm năng cho phát triển SPDVNH.

Agribank Lâm Đồng qua hơn 20 năm phát triển cùng với thương hiệu uy tín trên thị trường đã tạo được cho mình một chỗ đứng trên địa bàn về dịch vụ thẻ đó là cơ hội,

là điều kiện tốt để Agribank Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh phát triển, bán chéo sản phẩm dịch vụ mới tới khách hàng của mình.

Cùng với chiến lược phát triển chung của hệ thống Agribank, phát triển SPDVNH sẽ là một chiến lược được tập trung mở rộng. Với cơ cấu tổ chức linh hoạt, công nghệ tiên tiến, và nguồn nhân lực chất lượng cao, sẽ là những thế mạnh tạo tiền đề cho phát triển SPDVNH của Agribank Lâm Đồng.

Mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch của Agribank rộng khắp trong cả tỉnh tới từng xã, huyện là một điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển SPDVNH, đặc biệt là dịch vụ thanh tốn, dịch vụ quản lý dịng tiền cho khách hàng

Thách thức

Nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp tác động đến kinh tế Việt Nam, để điều hành chính sách kinh tế vĩ mơ NHNN ln phải đề ra những chính sách liên quan tới lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế của đất nước nhưng những chính sách tiền tệ ấy là áp lực, rào cản cho hoạt động của các ngân hàng.

Áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng liên tục tăng cao. Lâm Đồng là một mảnh đất màu mỡ để khai thác thị trường, do đó, tất cả các ngân hàng đều muốn đầu tư và mở rộng thị trường tại đây nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh tạo nên áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần hoạt động dần bị chia sẻ bởi rất nhiều ngân hàng mới tham gia thị trường, nên làm sao để xây dựng cho mình một chiến lược phát triển tốt tạo được sức cạnh tranh cao, tạo được sự khác biệt là một thách thức to lớn đối với Agribank Lâm Đồng trong thời gian tới.

Trình độ để tiếp thu và sử dụng các SPDVNH của đa số khách hàng còn hạn chế. Phát triển SPDVNH cơ bản dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Những sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng ra đời đều áp dụng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đại đa số người dân hiện nay trình độ về cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế nên tạo cho khách hàng tâm lý e dè khi sử dụng SPDVNH hiện đại. Vì thế, các ngân hàng đã đầu tư rất nhiều vào hệ thống mạng lưới, công nghệ, hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt(các thiết bị EDC/POS). Tuy nhiên, mọi thứ dường như vẫn xa lạ đối với khách

hàng, hiệu quả sử dụng rất thấp và rất nhiều khách hàng gần như khơng biết đến những dịch vụ, tiện ích mà những sản phẩm, SPDVNH hiện đại đem lại.

Tập quán và thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong dân cư còn yếu, đại bộ phận vẫn ưa dùng thanh tốn bằng tiền mặt, khả năng thích ứng với cơng nghệ mới cịn thấp (ATM, Internet…)

Trình độ và năng lực cán bộ vẫn cịn thấp chưa đáp ứng được các thách thức trong tương lai.

3.1.2 Định hướng phát triển SPDVNH tại Agribank Lâm Đồng

3.1.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank

Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ ngân hàng truyền thống, lấy sản phẩm truyền thống (Cấp tín dụng và huy động vốn) làm nền tảng và là cơ sở trong sự phát triển của Agribank. Kết hợp giữa sản phẩm truyền thống và SPDVNH mới tạo được bước đi vững chắc của ngân hàng hiện đại, coi đây là hai cơ sở của sự phát triển, cụ thể: Đối với các SPDVNH truyền thống cần được hoàn thiện, đổi mới nâng cao chất lượng, bổ sung sản phẩm; Đối với SPDVNH phi truyền thống phải bổ sung sản phẩm mới có chất lượng, tiện ích cao, phù hợp với xu thế chung của một ngân hàng hiện đại.

Xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng, an tồn và đạt hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường theo các cam kết song phương và đa phương, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến và phát triển hợp lý mạng lưới phân phối để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng cho mọi đối tượng khách hàng, trong đó chú trọng đáp ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho sự phát triển của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân. Phấn đấu phát triển được hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngang tầm với các nước trong khu vực về chủng loại, chất lượng và năng lực cạnh tranh, từng bước nâng cao uy tín và thương hiệu của hệ thống Agribank trên thị trường tài chính quốc tế. Nâng cao sự khác biệt trong từng SPDVNH theo hướng thu hút khách hàng bằng những lợi thế cạnh tranh về công nghệ và mạng lưới để cung cấp những SPDVNH có chất lượng cao tạo lợi thế tuyệt đối

trong cạnh tranh. Chất lượng, số lượng sản phẩm dịch vụ vượt trội so với các ngân hàng trong nước, dẫn đầu về cung cấp và triển khai các SPDVNH hiện đại, đặc biệt là các sản phẩm ngân hàng điện tử và các sản phẩm thanh toán: E-banking, e - commerce, thu ngân sách nhà nước, thanh toán hoá đơn… Đảm bảo hoạt động 24/7 đối với hệ thống cơng nghệ thơng tin chính của Agribank.

Thay đổi nhận thức trong toàn hệ thống Agribank về SPDVNH trong xu thế hội nhập; xác định được tầm quan trọng của SPDVNH trong hoạt động ngân hàng hiện đại, đảm bảo được cạnh tranh và hội nhập. Tập trung triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích hơn, thuận tiện hơn với khách hàng.

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển SPDVNH của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2012- 2015

Trên cơ sở định hướng phát triển SPDVNH của Agribank cũng như các chỉ tiêu hướng dẫn của Hội đồng quản trị, Agribank Lâm Đồng xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn từ năm 2012- 2015 đó là: “ Đẩy mạnh và phát triển hoạt động sản

phẩm dịch vụ”. Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ

hiện đại song song với việc nâng cao chất lượng và mở rộng tiện ích của các sản phẩm hiện có. Để thực hiện được mục tiêu, Chi nhánh phải tiếp tục nhận thức và hành động theo quan điểm chỉ đạo của Agribank Việt Nam về phát triển sản phẩm dịch vụ giai đoạn hiện nay.

Thực hiện nghiêm túc các chủ trương, định hướng và chính sách điều hành của Chính Phủ, Thống đốc NHNN, Agribank liên quan đến ngành ngân hàng trong từng thời kỳ. Thực hiện các giải pháp chiến lược theo định hướng của Agribank, để đưa Agribank trở thành ngân hàng hiện đại có vị thế trên trường quốc tế.

Công tác huy động vốn được quan tâm và chú trọng hàng đầu, tăng trưởng nguồn vốn nhất là nguồn vốn có lãi suất thấp, nguồn vốn ổn định từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nâng cao tỷ trọng nguồn tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh, chủ động cân đối vốn tăng trưởng và sử dụng vốn theo kế hoạch được Hội sở chính giao.

Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, kết hợp tăng cường kiểm tra kiểm sốt các món vay để hạn chế rủi ro tín dụng. Cho vay chọn lọc theo định

hướng của Chính phủ, ưu tiên các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Phát triển đa dạng các SPDVNH, tích cực triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, phát triển dịch vụ kiều hối, nghiên cứu và áp dụng các sản phẩm huy động có tính linh hoạt, và tăng cường đầu tư hệ thống cơng nghệ, nguồn nhân lực để duy trì và phát triển các sản phẩm mà Agribank có lợi thế. Tập trung mở rộng mạng lưới phân phối, kênh phân phối và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ đạt trình độ khu vực để tăng nhanh nguồn thu dịch vụ ngồi tín dụng, chủ động thu hút và hướng dẫn khách hàng sử dụng SPDVNH của Agribank.

Cải tiến quy trình giao dịch để phục vụ khách hàng nhanh nhất. Xây dựng kế hoạch tiếp thị cho từng SPDVNH trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Kịp thời triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của Agribank.

Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng quản trị điều hành và quản trị rủi ro trong mọi nghiệp vụ. Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự để đáp ứng yêu cầu công việc.

Mục tiêu cụ thể:

+ Nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm từ 15-20% trở lên. + Dư nợ hữu hiệu tăng trưởng hàng năm từ 10-12% trở lên, + Nợ xấu < 2%.

+ Thu dịch vụ ngồi tín dụng hàng năm tăng 30% trở lên.

+ Chênh lệch thu chi trên cân đối (chưa có lương) hàng năm tăng 10% + Hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và chi trả kiều hối được củng cố phát triển và mở rộng hơn số lượng và chất lượng.

+ Khách hàng phát hành thẻ, sử dụng các dịch vụ ngân hàng tăng bình quân hàng năm từ 10-15%, khách hàng mở tài khoản tăng trưởng bình quân hàng năm từ 20-25%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 98 - 103)