Tình hình cung ứng sản phẩm dịch vụ của Agribank Lâm Đồng ra thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 56 - 87)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI

2.2 Phân tích thực trạng cung ứng sản phẩm dịch vụ tại Agribank Lâm Đồng

2.2.2 Tình hình cung ứng sản phẩm dịch vụ của Agribank Lâm Đồng ra thị

2.2.2.1 Nhóm sản phẩm dịch vụ huy động vốn

Huy động vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đặc biệt là nguồn vốn huy động dân cư, bởi vì nó là nguồn vốn để ngân hàng có thể duy trì, phát triển và mở rộng hoạt động cho vay của mình. Với 35 sản phẩm trong nhóm SPDV huy động vốn như tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…, trong những năm qua Agribank Lâm Đồng đã chủ động, đa dạng hóa các hình thức, kỳ hạn huy động vốn, linh hoạt trong điều hành lãi suất; triển khai hầu hết các sản phẩm về huy động vốn của Agribank, đặc biệt là các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ dự thưởng do Agribank phát hành đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư. Khai thác có hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn không kỳ hạn của Kho bạc, nguồn từ đền bù giải tỏa…nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn hàng năm của chi nhánh tăng tương đối và khá ổn định.

Bảng 2.5: Nguồn vốn huy động theo các loại hình tại Agribank Lâm Đồng

Năm Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn

Phân theo loại tiền

Nguồn vốn VND

Nguồn vốn ngoại tệ quy VND

Phân theo kỳ hạn gởi

Tiền gửi KKH

Tiền gửi CKH dưới 12 tháng

Tiền gửi CKH từ 12 đến dưới 24 tháng Tiền gửi CKH từ 24 tháng trở lên

Phân loại theo đối tượng

Tiền gửi dân cư Tiền gửi TCKT Tiền gửi TCTD

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Lâm Đồng)

- Tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Lâm Đồng đến 31/12/2011 là 3.937 tỷ đồng, tăng 797 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 25.38%; và tăng 2,19 lần so với năm 2007.

- Nguồn vốn huy động nội tệ: 3.868 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,24% trong tổng nguồn vốn, tăng 850 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 28.16%; và tăng 2,21 lần so với năm 2007.

- Nguồn vốn huy động ngoại tệ (quy VND): 69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1,75% trong tổng nguồn vốn, giảm 14 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 16.97% ; và tăng 1,38 lần so với năm 2007.

- Tiền gửi không kỳ hạn 651 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16.53% trong tổng nguồn vốn, giảm 46 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 6.59%; tỷ trọng nguồn vốn này giảm so với năm trước là 5.65%

- Tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm 2.965 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75.32% trong tổng nguồn vốn, tăng 853 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 40.38%

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng 165 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,17% trong tổng nguồn vốn, giảm 6 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 3,59%.

- Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên 157 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,99% trong tổng nguồn vốn, giảm 4 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 2,47%.

- Tiền gửi dân cư đến 31/12/2011 là 3.422 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 86,91% trong tổng nguồn vốn, tăng 877 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 34,46%; và tăng 2,5 lần so với năm 2007

- Tiền gửi các tổ chức kinh tế, tài chính: 482 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,24% trong tổng nguồn vốn, giảm 87 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ giảm 15,32; chủ yếu giảm nguồn vốn tiền gửi kho bạc ( giảm 71 tỷ đồng )

- Tiền gửi, tiền vay TCTD: 34 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,86% trong tổng nguồn vốn, tăng 7 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng 26,71%; số dư nguồn vốn này duy trì tương đối ổn định và tăng trưởng đều trong các quý.

450 0 400 0 350 0 300 0 250 0 2000 150 0 1000 500 0 3,937 3,140 2,453 2,177 1,800 2007 2008 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.4: Nguồn vốn huy động tại Agribank Lâm Đồng từ 2007 - 2011 (Nguồn: Báo cáo hoạt động qua các năm của Agribank Lâm Đồng)

Đánh giá công tác huy động vốn:

Trong những năm qua công tác huy động vốn của các NHTM gặp nhiều khó khăn vì vừa phải chấp hành nghiêm trần lãi suất huy động vừa phải đảm bảo toàn vốn và thanh khoản trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhưng Agribank Lâm Đồng đã thực hiện đạt và vượt kế hoạch chỉ tiêu huy động vốn. Nếu so mức độ tăng trưởng về huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thì Agribank có số tăng trưởng cao hơn 5% nhưng thị phần lại giảm đi 7,35% so với năm 2007. Nhóm sản phẩm hiện đang chiếm ưu thế và cạnh tranh được trên thị trường: Tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau tồn bộ, trả lãi trước toàn bộ, lãi sau định kỳ, tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm bậc thang theo thời gian, Tiết kiệm rút gốc linh hoạt. Đây là nhóm các sản phẩm phù hợp với tâm lý, nhu cầu thị hiếu của người gửi do đa dạng hóa các loại kỳ hạn để khai thác nguồn tiền từ

các tầng lớp dân cư (đặc biệt đối tượng hưởng lương và trợ cấp xã hội); phương pháp trả lãi đa dạng phù hợp với các đối tượng gửi tiền: hưu trí, người có thu nhập thấp, linh hoạt theo cơ chế thị trường phù hợp với môi trường kinh doanh từng địa bàn hoạt động, đảm bảo lợi ích của người gửi và ngân hàng.

Các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn tồn chi nhánh (83,47% năm 2011). Đây là nhóm sản phẩm truyền thống, phổ biến thông dụng, đi sâu vào tiềm thức các tầng lớp dân cư, đồng thời tạo sự cân đối, ổn định trong cơ cấu nguồn vốn Agribank.

Các sản phẩm khơng cịn phù hợp: Sản phẩm tiết kiệm đảm bảo theo giá vàng, tiết kiệm đảm bảo theo giá USD chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm từ 2009 đến nay, do toàn hệ thống Agribank đã ngừng huy động loại sản phẩm này.

Các sản phẩm có xu hướng giảm dần: Tiền gửi không kỳ hạn, chứng chỉ có giá ngắn hạn... có số dư tiền gửi giảm dần qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, do kinh tế suy thoái, khách hàng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm tiền gửi lãi suất cao hơn.

So với tốc độ tăng của các TCTD trên địa bàn thì tăng trưởng nguồn vốn dân cư của Agribank cao hơn 8,36%, tỷ trọng cũng cao hơn 8,9%. Để đạt được kết quả trên là do Agribank có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh, cùng với thâm niên hoạt động lâu năm Agribank nắm giữ một thị phần lớn huy động vốn tiết kiệm từ dân cư, với sự am hiểu địa bàn dân cư, sự đi sâu, đi sát tình hình kinh tế hộ gia đình người dân ở hầu hết các xã, huyện. Đa số người dân hầu như chỉ quen với thương hiệu Agribank, đây là một lợi thế rất lớn của Agribank trong công tác huy động vốn.

Về cơ bản sản phẩm huy động vốn của Agribank cũng đa dạng, phong phú và có các tiện ích như các NHTM khác nhưng tên gọi và hình thức chưa thật sự hấp dẫn và thu hút khách hàng. Chẳng hạn cùng một hình thức tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau huy động chào mừng các ngày lễ thì tại Agribank chỉ gọi chung là “Tiết kiệm dự thưởng” trong khi đó các NHTM lại quảng cáo với nhiều tên gọi hết sức ấn tượng như nhưng “Lướt SH cùng Sacombank”, “Tiết kiệm Rồng Vàng” (Sacombank), “Tiết kiệm Hoa Hồng” (Sacombank), “Ngôi nhà hạnh phúc”(ACB), “Tài lộc liền tay” (BIDV)… Bên

cạnh đó Agribank Lâm Đồng cũng chưa có sự nghiên cứu đầy đủ thị trường nguồn vốn để đưa ra các nhóm sản phẩm chuyên biệt cho từng nhóm khách hàng, tạo sự khác biệt vượt trội trong huy động vốn so với các TCTD khác. Sản phẩm huy động vốn được áp dụng chung cho nhóm khách hàng nơng dân cũng như nhóm khách hàng thành thị, như vậy chưa tạo ra được sự thu hút đối với khách hàng có số tiền gửi lớn và khai thác các khoản tiền gửi nhỏ lẻ tại khu vực nơng thơn; chưa có các gói sản phẩm dành cho các đối tượng khách hàng ở từng phân khúc khách hàng. Mặt khác, là NHTM Nhà nước nên lãi suất huy động của Agribank Lâm Đồng chưa thực sự thay đổi linh hoạt theo cơ chế thị trường, do đó các sản phẩm huy động vốn của Agribank đôi khi mất lợi thế cạnh tranh so với các NHTM khác. Ngoài ra, hiện tại Agribank đã triển khai thêm nhiều kênh phân phối mới như ATM, EDC/POS, Mobile Banking, Internet Banking; gia tăng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng để phục vụ công tác huy động vốn. Tuy nhiên so với các NHTM khác, hệ thống kênh phân phối của Agribank còn thiếu nhiều dịch vụ tiện ích như gửi tiết kiệm online, gửi tiền qua ATM, nhiều chi nhánh chưa quan tâm, khai thác tiềm năng lớn của hệ thống kênh phân phối này trong huy động vốn. Chính vì vậy thị trường, thị phần và khách hàng của Agribank Lâm Đồng vẫn đang trong xu hướng ngày một thu hẹp và khách hàng của NHNo bị các tổ chức tín dụng khác lơi kéo, giành giật; chủ yếu là do khách hàng tìm đến ngân hàng, đơn vị chưa chủ động tiếp xúc, khai thác tìm kiếm khách hàng, thị trường tiềm năng còn bỏ trống. Trong thời gian tới, Agribank Lâm Đồng cần phải có những chính sách phát triển phù hợp để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, duy trì được tốc độ tăng trưởng và giữ vững thị phần huy động vốn từ dân cư.

2.2.2.2 Nhóm sản phẩm cấp tín dụng

Với 41 sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và 32 sản phẩm dành cho khách hàng là doanh nghiệp với các mục đích khác nhau như cho vay để đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, cho vay hỗ trợ du học, hỗ trợ xuất khẩu, các hình thức bảo lãnh, chiết khấu…trong nhóm thể hiện sản phẩm tín dụng của Agribank tương đối phong phú, đại đa số sản phẩm đã nhắm tới đối tượng khách hàng cụ thể.

Bảng 2.6: Tình hình hoạt động tín dụng tại Agribank Lâm Đồng từ 2007 - 2011 ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 Tỷ Số trọng tiền (%) 2008 Tỷ Số tiền trọng (%) 2009 Tỷ Số tiền trọng (%) 2010 Tỷ Số trọng tiền (%) 2011 Tỷ Số trọng tiền (%) Tổng dư nợ Dư nợ nội tệ Dư nợ ngoại tệ quy đổi VND

Phân loại theo kỳ hạn

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn

Phân loại theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Hộ gia đình, cá nhân

Phân loại theo ngành kinh tế

Nơng nghiệp Lâm nghiệp

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thương nghiệp, dịch vụ Ngành khác 3.177 3.142 351 ,1 3.177 1.663 1.320 1946 ,11 3.177 415 1 3,06 472 1 4,86 2.290 3.177 1.270 2 31 0 ,98 1.042 3.775 3.750 99,34 25 0,6 6 3.775 2.294 60,77 1.288 34,12 193 5,11 3.775 389 10,3 0 733 19,4 2 2.653 70,28 3.775 1.799 47,66 10 0,2 6 429 1.206 31,95 331 8, 77 4.784 4.773 99,77 11 0,23 4.784 2.923 61,10 1.672 34,95 189 3,95 4.784 367 7,67 914 19,11 3.503 73,22 4.784 2.341 48,93 42 0,88 382 7,98 1.642 34,32 377 7,88

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Lâm Đồng)

Bám sát định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lâm Đồng và định hướng hoạt động của Agribank, thời gian qua chi nhánh đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế thế mạnh của địa phương, vốn tín dụng tập trung chủ yếu cho nơng nghiệp, nơng thơn; doanh nghiệp nhỏ và vừa; các chương trình trọng tâm, cơng trình trọng điểm của tỉnh, cụ thể:

- Doanh số cho vay từ 2007- 31/12/2011 là 23.004 tỷ đồng, với 298.500 lượt hộ được vay vốn

- Doanh số thu nợ từ 2007- 31/12/2011 là 19.935 tỷ đồng, trong đó: hộ sản xuất và cá nhân 16.964 tỷ đồng

- Tổng dư nợ đến 31/12/2011 là 6.117 tỷ đồng, tăng 2.940 tỷ đồng và gấp 1,93 lần so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 18,5%. Trong đó:

- Dư nợ cho vay ngắn hạn 4.186 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,43% trong tổng dư nợ, tăng 2.523 tỷ đồng và gấp 2,52 lần so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 30,3%.

- Dư nợ cho vay trung dài hạn (cả vốn dự án) 1.747 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,56%/tổng dư nợ, tăng 233 tỷ đồng và gấp 1,15 lần so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 3,08%.

- Doanh nghiệp nhà nước 262 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,28%/tổng dư nợ, giảm 153 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ giảm bình qn hàng năm là 7,37%.

-Doanh nghiệp ngồi quốc doanh 1.444 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23,61% trong tổng dư nợ, tăng 976 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 41.71% -Hộ sản xuất và cá nhân 4.407 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,05%/tổng dư nợ, tăng 2.117 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 18,49%.

Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ chiếm 28,56%, nằm trong giới hạn kế hoạch đặt ra là dưới 32%; dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Cơ cấu cho vay năm 2011 tập trung vào sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp nông thôn. Điều này cho thấy Chi nhánh đã đi đúng hướng với kế hoạch đặt ra và đó cũng là thế mạnh của Agribank tại Lâm Đồng.

Tỷ trọng dư nợ đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế tương đối hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương cũng như định hướng của Agribank Việt Nam; chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ nên tốc độ cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng trưởng bình quân khá cao và tỷ trọng được nâng lên hàng năm

Bảng 2.7: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu tại Agribank Lâm Đồng từ 2007 – 2011

Chỉ tiêu 1. Nợ quá hạn 2. Nợ xấu - Nhóm 3 - Nhóm 4 - Nhóm 5

((Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Lâm Đồng)

Suy thoái kinh tế vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng, đến nay tuy tình hình khó khăn đã được cải thiện nhưng vẫn cịn những tồn tại nhất định:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng khơng đều qua các năm. Nợ xấu tuy có giảm nhưng nguy cơ đẩy nợ xấu lên cao do nợ quá hạn lớn; nợ nhóm 2 và một số khoản nợ nhóm 1 nhưng có vấn đề ( Doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh) chiếm tỷ lệ khá cao.

Nợ xấu năm 2011 là 83,3 tỷ đồng, giảm 6,2 tỷ so với năm 2010 nhưng tăng so 40 tỷ với năm 2007, tương đương tăng 192,39%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn được duy trì ở thấp (1,36%) so với tồn hệ thống(6,1%) nhưng do việc phân tích đánh giá, xác định

nguyên nhân phát sinh các khoản nợ xấu còn thiếu sâu sát; các biện pháp xử lý, đôn đốc thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro khơng cịn phù hợp, chưa quyết liệt và còn kém hiệu quả nên tỷ lệ thu hồi nợ xấu chưa cao.

Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ tại Agribank Lâm Đồng từ 2007- 2011 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Agribank Lâm Đồng)

Đánh giá hoạt động cho vay

Dư nợ của Agribank Lâm Đồng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo đúng định hướng của NHNo Việt Nam (Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 78,63% tổng dư nợ). Tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng dư nợ cho vay, nguyên nhân là do thủ tục và điều kiện vay vốn của Agribank Lâm Đồng còn tương đối chặt chẽ, doanh nghiệp rất khó khăn để tiếp cận với nguồn vốn vay của ngân hàng. Trong khi đó, thủ tục và điều kiện vay vốn của các NHTM cổ phần khác trên địa bàn lại rất dễ dàng. Các ngân hàng đó có một bộ phận chuyên cho vay khách hàng doanh nghiệp và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về vốn với rất nhiều sản phẩm đa dạng.

Với nhu cầu vay tiêu dùng thì chủ yếu là mua, sửa chữa và xây dựng nhà cửa, bất động sản; mua xe…bằng các hình thức vay có tài sản đảm bảo hay tín chấp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn rất cao. Tuy nhiên, đa số đều là các doanh nghiệp mới thành lập, vốn kinh doanh cịn thấp, bên cạnh đó việc sử dụng vốn kém

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại agribank lâm đồng (Trang 56 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w