Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 130 - 132)

3.2. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả

3.2.8. Thực hiện phân tán rủi ro tín dụng

Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh là “không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, hoạt động tín dụng cũng nên áp dụng nguyên tắc này để ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro. Do đó SHB cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các giải pháp sau:

Đa dạng hoá phương thức cho vay : Trong hoạt động tín dụng có nhiều

phƣơng thức cho vay nhƣ: cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo món, đồng tài trợ, cho vay theo hạn mức thấu chi,… Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà SHB áp dụng hình thức cho vay khác nhau cho phù hợp.

o Cho vay theo món: Thƣờng áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn và nhu cầu phát sinh khơng thƣờng xun, khoản vay đƣợc dùng vào mục đích cụ thể nhƣ thanh tốn tiền mua hàng và chi

phí sản xuất kinh doanh khác.

o Cho vay theo hạn mức: Là hình thức cho vay ngắn hạn, thƣờng áp dụng với khách hàng có nhu cầu vay vốn để trả nợ thƣờng xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn khơng phù hợp với phƣơng thức cho vay theo món. Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào phƣơng án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng để tính tốn và thoả thuận một hạn mức tín dụng theo chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc trong một thời hạn nhất định.

o Đồng tài trợ: Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có những khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, khả năng đáp ứng của một Ngân hàng không đủ hay việc tập trung quá mức vào một khách hàng dễ dẫn đến rủi ro nếu khách hàng khơng trả đƣợc nợ. Khi đó các Ngân hàng sẽ cùng liên kết tham gia thẩm định dự án và góp vốn cho vay để chia sẻ rủi ro đảm bảo an toàn trong kinh doanh.  Đa dạng hóa kỳ hạn cho vay : SHB khơng nên tập trung nhiều vào một kỳ

hạn nào đó mà nên phân tán cho vay ở nhiều kỳ hạn. Số liệu báo cáo những năm gần đây cho thấy tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của SHB đang có xu hƣớng tăng lên trong khi nguồn vốn huy động đƣợc chủ yếu là ngắn hạn. Điều này sẽ hạn chế khả năng quay vịng vốn cũng nhƣ tăng rủi ro cho SHB, vì tài trợ một dự án trung dài hạn trên lý thuyết sẽ rủi ro hơn một phƣơng án ngắn hạn (lãi suất cho vay trung dài hạn vì thế đang cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn). SHB cần san sẻ đều rủi ro loại này cho các kỳ hạn, hoặc ít nhất cần tăng cƣờng huy động vốn trung dài hạn nếu vẫn muốn ƣu tiên loại hình cho vay trung dài hạn.

Đa dạng hoá khách hàng : Ngân hàng cần mở rộng cho vay đối với mọi

đối tƣợng khách hàng, trong nhiều lĩnh vực ngành nghề kinh tế khác nhau, tránh việc tập trung quá mức vào một nhóm khách hàng. Trong danh mục tín dụng của SHB thì tỷ trọng đầu tƣ vào các ngành nông lâm nghiệp và xây dựng vẫn còn khá cao trong khi các ngành này lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Do vậy trong thời gian tới SHB cần cẩn trọng cho vay với các ngành nghề trên và mở rộng cho vay các lĩnh vực ít rủi ro hơn.

Thực hiện bảo hiểm tín dụng : Là biện pháp nhằm san sẻ rủi ro tín dụng

đƣợc thực hiện dƣới các hình thức nhƣ: bảo hiểm tiền vay, bảo hiểm tài sản,… Hiện nay bảo hiểm tài sản là hình thức bảo hiểm phổ biến nhất, trong đó Ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản đã làm bảo đảm cho Ngân hàng và ngƣời thụ hƣởng quyền bồi thƣờng là Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w