1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện
Ngân sách nhà nƣớc là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế - xã hội, do vậy nó ln chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng nhƣ các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tƣơng ứng, cụ thể:
Về kinh tế:
Nhƣ đã biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngƣợc lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tƣ phát triển
và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong q trình hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh tế ổn định, tăng trƣởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trị trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trị của NSNN càng ngày càng đƣợc nâng cao, thơng qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ.
Về mặt xã hội:
Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định. Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển. Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên mơi trƣờng và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc và quốc tế; thúc đẩy quá trình tăng trƣởng kinh tế cũng nhƣ tăng cƣờng các nguồn lực tài chính. Sự ổn định chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay đang là nhân tố tác động tích cực để kinh tế Việt Nam vƣợt qua khủng hoảng kinh tế những năm 2008 - 2011 và mở ra những cơ hội và điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế tồn cầu.
1.3.2. Chính sách và thể chế kinh tế
Chính sách kinh tế - xã hội và thể chế kinh tế phù hợp với xu thế phát triển, có ý nghĩa quyết định đến việc khai thơng các nguồn lực và tiềm năng quốc gia cũng nhƣ thu hút nhiều nguồn lực từ bên ngoài. ở Việt Nam trong thời gian qua, tiếp theo sau chính sách đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, chính phủ đã liên tục thực hiện các chính sách kinh tế mở “Đa phƣơng hóa, đa diện hóa” đi đơi với hồn thiện thể chế kinh tế, chính sách điều hành kinh tế vĩ mơ, đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát triển vƣợt bậc và đã đƣa kinh tế Việt Nam từ nằm trong nhóm các nƣớc nghèo nhất
sang các nƣớc có thu nhập trung bình của thế giới. Theo đó nguồn lực gia tăng, chính sách tài khóa phát huy đƣợc hiệu lực thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế bền vững.
1.3.3. Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước
Đổi mới cơ chế quản lý hệ thống NSNN, mà trọng tâm là hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân định thu - chi giữa các cấp ngân sách, mở rộng quyền chi phối quỹ dự trữ tài chính và quỹ dự phịng, nâng cao quyền tự quyết của NS cấp dƣới trong hệ thống NSNN đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Trong hơn 20 năm qua, việc liên tục đổi mới cơ chế quản lý NS, đã đem lại những chuyển biến tích cực và hiệu quả trong quản lý hệ thống NS quốc gia. Nhờ đó nguồn thu NS khơng ngừng tăng lên, đầu tƣ cơng ngày càng có vị thế, NSNN từng bƣớc đi vào thế cân đối tích cực, trong quá trình phát triển kinh tế theo xu thế hội nhập.
1.3.4. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Hệ thống các chính sách trích thƣởng thu vƣợt kế hoạch vào NS các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dƣ NS cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phịng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phƣơng, phát huy tính năng động sáng tạo trong khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở địa phƣơng. Đây là động lực rất quan trọng cho mở rộng nguồn thu, tăng thu NS và bảo đảm cân đối bền vững của hệ thống NS quốc gia nói chung, NSNN cấp huyện nói riêng.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC HUYỆN NGHĨA ĐÀN GIAI ĐOẠN 2010-2014