Nội dung quản lý dự án đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 31 - 38)

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XDCB VÀ CÁC NHÂN

1.2.1. Nội dung quản lý dự án đầu tư XDCB

1.2.1.1. Quản lý vĩ mô đối với dự án đầu tư XDCB

Quản lý vĩ mô hay quản lý nhà nƣớc đối với dự án bao gồm tổng thể các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của quá trình hình thành, thực hiện và kết thúc dự án.

Trong quá trình triển khai dự án, Nhà nƣớc mà đại diện là các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế luôn theo dõi chặt chẽ, định hƣớng và chi phối hoạt động của dự án nhằm đảm bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội. Những cơng cụ quản lý vĩ mơ chính của Nhà nƣớc để quản lý dự án bao gồm các chính sách, kế hoạch, quy hoạch nhƣ chính sách về tài chính, tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, chính, sách đầu tƣ, chính sách thuế, hệ thống luật pháp, những quy định về chế độ kế toán, bảo hiểm, tiền lƣơng...

Nội dung quản lý nhà nƣớc về xây dựng:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển và các hoạt động xây dựng.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.

- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.

- Quản lý chất lƣợng, lƣu trữ hồ sơ cơng trình xây dựng.

- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.

- Hƣớng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.

- Đào tạo nguồn lực cho hoạt động xây dựng.

- Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.

1.2.1.2 Quản lý vi mô đối với dự án ĐTXDCB

Quản lý dự án ở tầm vi mô là quản lý các hoạt động cụ thể của dự án. Nó bao gồm nhiểu khâu cơng việc nhƣ lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát... các hoạt động của dự án. Quản lý dự án bao gồm hàng loạt vấn đề nhƣ quản lý thời gian, chi phí, nguồn vốn đầu tƣ, rủi ro, quản lý hoạt động mua bán... Quá trình quản lý đƣợc thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tƣ đến giai đoạn vận hành các kết quả của dự án. Trong từng giai đoạn, tuy đối tƣợng quản lý cụ thể có khác nhau nhƣng đều phải gắn với ba mục tiêu cơ bản của hoạt động quản lý dự án là: thời gian, chi phí và kết quả hồn thành. Có nhiều cách tiếp cận quản lý dự án, song trong luận văn này, quản lý dự án đƣợc nghiên cứu tiếp cận theo quy trình quản lý.

Giai đoạn I Chuẩn bị đầu tƣ

Nghiên cứu cơ hội đầu tƣ Nghiên cứu dự án tiền khả thi Nghiên cứu dự án khả thi Thẩm định, phê duyệt dự án Giai đoạn II Thực hiện đầu tƣ Thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán Ký kết HĐ: xây lắp, cung cấp TBị

Thi công XD, Cung cấp LĐ TBị

Chạy thử, nghiệm thu, quyết tốn

Đƣa vào khai thác sử dụng

Hình 1.2: Trình tự thực hiện dự án đầu tƣ

a. Quản lý công tác chuẩn bị đầu tư

Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định cơng việc, dự tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án đầu tƣ XDCB và là quá trình phát triển một kế hoạch thực hiện dự án thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dƣới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phƣơng pháp lập kế hoạch truyền thống.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ bao gồm những bƣớc chính sau:

- Nghiên cứu thị trƣờng, khả năng đầu tƣ và lựa chọn địa điểm xây dựng cơng trình.

- Lập báo cáo đầu tƣ xây dựng cơng trình để trình cấp có thẩm quyền cho chủ trƣơng đầu tƣ. Đối với các dự án quan trọng quốc gia chủ đầu tƣ phải lập báo cáo đầu tƣ trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thơng qua chủ trƣơng và cho phép đầu tƣ. Đối với các dự án khác, chủ đầu tƣ không phải lập báo cáo đầu tƣ (Nghị định số 112/2006/NĐ-CP).

Từ những đòi hỏi thực tế, do ý muốn chủ quan hay khách quan, chủ đầu tƣ cần thực hiện các công việc cho "Giai đoạn khởi đầu" nhƣ tìm hiểu thị trƣờng, marketing nhu cầu, để lập báo cáo đầu tƣ xây dựng cơng trình, xin phép cấp có thẩm quyền cho chủ trƣơng đầu tƣ.

Nội dung cơ bản của báo cáo đầu tƣ xây dựng cơng trình bao gồm các vấn đề sau:

+ Sự cần thiết phải đầu tƣ xây dựng cơng trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài ngun quốc gia nếu có.

+ Dự kiến quy mơ đầu tƣ: cơng suất, diện tích xây dựng, các hạng mục cơng trình bao gồm cơng trình chính, cơng trình phụ và các cơng trình khác, dự kiến về địa điểm xây dựng cơng trình và nhu cầu sử dụng đất.

+ Phân tích lựa chọn sơ bộ về cơng nghệ, kỹ thuật, các điều kiện cung cấp vật tƣ, thiết bị, nguyên liệu, năng lƣợng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật, phƣơng án giải phóng mặt bằng, tái định cƣ nếu có, các ảnh hƣởng của dự án đối với môi trƣờng sinh thái, phịng chóng cháy nổ an ninh, quốc phịng.

+ Hình thức đầu tƣ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tƣ thời hạn thực hiện dự án, phƣơng án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Chủ đầu tƣ có trách nhiệm gửi báo cáo đầu tƣ xây dựng cơng trình tới Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tƣớng chính phủ lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan, tổng hợp và đề xuất ý kiến trình Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt

- Lập dự án đầu tƣ nếu báo cáo đầu tƣ đƣợc phê duyệt.

Nội dung dự án đầu tƣ bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.

Phần thuyết minh có những nội dung:

+ Sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ, đánh giá nhu cầu thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh, hình thức đầu tƣ xây dựng cơng trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên vật

liệu và các yếu tố đẩu vào nhƣ nguồn điện, nguồn nƣớc...

+ Mơ tả về quy mơ và diện tích xây dựng cơng trình, các hạng mục cơng trình, bao gồm cơng trình chính, cơng trình phụ và các cơng trình khác, phân tích lựa chọn phƣơng án kỹ thuật, cống nghệ và cống suất.

+ Các giải pháp thực hiện

+ Đánh giá tác động mơi trƣờng, các giải pháp phịng chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh quốc phòng.

+ Tổng mức đầu tƣ dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ, phƣơng án hồn trả vốn đối với dự án có u cầu thu hồi vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

Nội dung thiết kế cơ sở của dự án: phải thể hiện đƣợc giải pháp thiết kế

chủ yếu, bảo đảm đủ điểu kiện để xác định tổng mức đầu tƣ và triển khai các bƣớc thiết kế tiếp theo (thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công). Hồ sơ thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và bản vẽ.

Chủ đầu tƣ có trách nhiệm gửi Hồ sơ dự án đầu tƣ xây dựng cơng trình tới ngƣời quyết định đầu tƣ để phê duyệt.

- Đối với các dự án khơng phải lập báo cáo đầu tƣ thì chủ đầu tƣ lập ln dự án đầu tƣ để trình cấp có thẩm quyển phê duyệt.

- Hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật với những cơng trình khơng cần lập dự án đầu tƣ với những nội dung:

+ Sự cần thiết phải đầu tƣ, mục tiêu xây dựng cơng trình.

+ Địa điểm xây dựng.

+ Quy mơ, cơng suất, cấp cơng trình.

+ Thời hạn xây dựng.

+ Hiệu quả cơng trình.

+ Các giải pháp phịng chống cháy nổ, vệ sinh môi trƣờng.

+ Bản vẽ thiết kế thi công.

+ Dự tốn cơng trình.

b. Quản lý tổ chức thực hiện dự án

Giai đoạn thực hiện là giai đoạn quản lý dự án bao gồm các công việc cần thực hiện nhƣ việc xây dựng nhà xƣởng và cơng trình, lựa chọn cơng cụ, mua sắm thiết bị và lắp đặt... Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất.

Quá trình tổ chức thực hiện dự án bao gồm những bƣớc chính sau:

- Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nƣớc

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng

- Tuyển chọn tƣ vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lƣợng cơng trình

- Thẩm định, phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán hạng mục cơng trình

- Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có)

- Xin cấp quyết định đầu tƣ phê duyệt kế hoạch đấu thầu

- Tổ chức đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu đƣợc duyệt

- Thi cơng xây dựng và thi cơng các gói thầu khác

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng

- Nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu tổng thể cơng trình.

Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về trình tự nêu trên là cơ sở để khắc phục những khó khăn, tồn tại do đặc điểm riêng có của hoạt động đầu tƣ XDCB gây ra. Những quy định về trình tự, đầu tƣ xây dựng có ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp đến chất lƣợng cơng trình, chi phí xây dựng cơng trình trong q trình thi cơng xây dựng và tác động của cơng trình sau khi hồn thành xây dựng đƣa vào sử dụng đối với nền kinh tế của vùng, của khu vực cũng nhƣ đối với cả nƣớc.

c. Quản lý kết thúc dự án

Trong giai đoạn kết thúc của chu kỳ dự án, cần thực hiện những công việc cịn lại nhƣ hồn thành sản phẩm, bàn giao cơng trình và những tài liệu liên quan, đánh giá dự án, giải phóng nguồn lực…

Quá trình kết thúc dự án bao gồm những bƣớc chính sau:

- Đƣa cơng trình vào khai thác và sử dụng.

- Bảo hành cơng trình.

- Quyết tốn vốn đầu tƣ.

Theo lý thuyết có thể chia quản lý dự án đầu tƣ XDCB làm 3 giai đoạn nhƣ trên chỉ là sự tƣơng đối về mặt thời gian và công việc, không nhất thiết phải theo tuần tự nhƣ vậy. Có những việc bắt buộc phải thực hiện theo trình tự, nhƣng cũng có những việc của một số dự án có thể làm gối đầu hoặc làm song song, để rút ngắn thời gian thực hiện. Ví nhƣ vừa làm thủ tục xin giao đất vừa thiết kế cơng trình; vừa xin giấy phép xây đựng vừa đấu thầu xây dựng; hoặc vừa lập dự án đầu tƣ ở giai đoạn 1 vừa xin thủ tục giao đất và giải phóng mặt bằng ở giai đoạn 2, để kịp thi cơng.

Việc tn thủ đầy đủ trình tự đầu tƣ và xây dựng là một đặc trƣng cơ bản trong hoạt động đầu tƣ, có tác động trực tiếp và gián tiếp nhƣ những nhân tố ảnh hƣởng đến tình trạng lãng phí, thất thốt, tham nhũng trong hoạt động đầu tƣ. Ở mỗi giai đoạn của quá trình đầu tƣ cần phải có giải pháp quản lý thích hợp cũng nhƣ có biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp để ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu cực gây ra lãng phí, thất thốt, tham nhũng có thể xảy ra. Cơng tác kiểm tra, giám sát đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án; cán bộ làm công tác QLDA đƣợc phổ biến kịp thời, đầy đủ những kiến thức, quy định mới về đầu tƣ XDCB; đồng thời cũng tăng cƣờng kiểm tra việc thực hiện, chấp hành các quy định đó để có chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời.

Nhƣ vậy, có thể thấy quản lý dự án ĐTXDCB đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, có rất nhiều cách tiếp cận nghiên cứu công tác quản lý dự án ĐTXDCB từ quản lý vi mô cho đến quản lý vĩ mô, dù quản lý theo lĩnh vực hay quản lý theo chu kỳ, quy trình thì mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của quản lý dự án vẫn là kết quả đạt đƣợc của dự án cũng nhƣ thời gian và chi phí đầu tƣ cho tồn dự án. Luận văn này sẽ đi sâu vào nghiên cứu quản lý dự án ĐTXDCB theo quy trình quản lý, từ giai đoạn lập kế hoạch, chuẩn bị dự án cho đến giai đoạn kết thúc dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w