Quá trình hình thành cơ quan BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 51 - 52)

2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CƠ QUAN BHXH VIỆT NAM VÀ

2.1.1. Quá trình hình thành cơ quan BHXH Việt Nam

Sau cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Nhà nƣớc ta đã sớm quan tâm và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với ngƣời lao động. Một số văn bản pháp quy có liên quan đến chính sách BHXH nhƣ: Sắc lệnh số 54/SL ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời, Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/06/1946 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/05/1950 về Quy chế công chức, Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/03/1947 của Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/05/1950 về Quy chế cơng nhân.

Kể từ khi có Sắc lệnh 54/SL ngày 03/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời đến năm 1995 (giai đoạn trƣớc khi thành lập bảo hiểm xã hội Việt Nam), việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ BHXH do một số tổ chức tham gia thực hiện nhƣ: Tổng cơng đồn Việt Nam (nay là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), Bộ Nội vụ (trƣớc đây), Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Sau năm 1995, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và cơ chế thị trƣờng đã nảy sinh một yêu cầu cấp bách phải có một tổ chức chuyên biệt để thực hiện chính sách về BHXH. Trong chiến lƣợc ổn định và tăng trƣởng kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nƣớc ta, tổ chức BHXH Việt Nam ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu này. Ngày 16/09/1995 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam, trong

đó nêu rõ: “BHXH Việt Nam đƣợc thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện nay ở Trung ƣơng và địa phƣơng do hệ thống lao động thƣơng binh và xã hội và tổng liên đoàn lao động Việt Nam đang quản lý để giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo pháp luật của Nhà nƣớc. BHXH Việt Nam đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tƣớng Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan và sự giám sát của tổ chức cơng đồn” (Điều 1). Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam đƣợc quy định tại Điều 5 của Quyết định số 606/TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Đến ngày 22/8/2008 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành nghị định số 94/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại cơ quan bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w