Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

1990-1991 Hàng tiêu Dịch vụ

2.1.2. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam bắt đầu từ 1986, đến nay đã được gần 30 năm. Việt Nam đã chủ động và tích cực tiến hành cơng cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn

của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển" [3, tr.18]. Và thực tế, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong

cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

- Về quan hệ hợp tác song phương, theo Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế

quốc tế của Việt Nam, đến năm 2012 Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế.

- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với

các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại

khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

Đến nay, tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam có một số điểm nổi bật sau:

o Việt Nam đang tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong

các tổ chức kinh tế quốc tế.

Với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, ASEAM, APEC, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các cam kết và tích cực tham gia các hoạt động trong khn khổ các tổ chức này.

o Việt Nam đang tích cực tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định

thương mại tự do

Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm:

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) + Khu vực thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) + Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản

+ Khu vực thương mại tự do ASEAN -Australia - NewZealand (AANZFTA) + Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn độ

Ngoài việc ký kết và tham gia các Hiệp định Thương mại tự do với tư cách là thành viên khối ASEAN thì Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên mà Việt Nam ký kết với tư cách là một bên độc lập là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (2008), tiếp đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê (11/11/2011). Hiện Việt Nam đang nghiên cứu tiền khả thi và triển khai đàm phán FTA với một số đối tác như Liên minh Hải quan (bao gồm 3 nước là Nga, Belarus và Kazakhstan), Cộng đồng chung châu Âu, Hàn quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... Việt Nam cũng đã chính thức tham gia vào đàm phán Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ tháng 11/2010.

o Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với mức

độ tự do hoá sâu rộng, thể hiện rõ ràng ở việc cắt giảm thuế quan theo đúng lộ trình

các cam kết song phương và đa phương đã ký kết.

o Việt Nam đã và đang gặt hái được những thành tựu trong việc tự do hoá

thương mại và mở cửa thị trường

Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch x́t khẩu hàng hóa bình qn 17,42%, cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010. Tính riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm. Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng x́t khẩu thơ. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nơng, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm 2001 xuống cịn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên liệu khống sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống cịn 27,8% năm 2010.

Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường châu Á.

Với những thành tích đạt được sau gần 30 năm mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI khẳng định sẽ tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn nữa: "Thực hiện nhất quán đường

lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hịa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước" [6, tr.32]. Điều rõ ràng là tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại, đầu tư và chuyển sang thể chế kinh tế thị trường đang diễn ra ngày càng sâu rộng và không thể đảo ngược. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)