Định hướng phát triển thương mại của Australia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 84)

THÚC ĐẨY VÀ TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 2012-

3.1.2. Định hướng phát triển thương mại của Australia

Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế từ những năm cuối thập niên 1980, thương mại quốc tế đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Australia. Tỷ lệ đóng góp của thương mại trong GDP của Australia tăng từ 32,2% năm 1990-1991 lên 41,0% năm 2010-2011. Theo DFAT, năm 2011 xuất khẩu đóng góp trên 21% vào tổng sản phẩm quốc gia của Australia. Cơng bố của chính phủ Australia về chính sách thương mại năm 2011 nêu rõ: "Những lợi ích của việc dỡ bỏ

chính sách bảo hộ công nghiệp tác động hàng ngày tới mỗi người dân Australia. Mở cửa nền kinh tế theo hướng thúc đẩy trao đổi thương mại đã giúp mỗi hộ gia đình tại Australia bình quân tăng thêm thu nhập khoảng 3.900 USD một năm. Sự gia tăng này có được nhờ việc tăng thu nhập từ sản xuất và giảm chi phí nhập khẩu cũng như nhập khẩu được các hàng hóa và dịch vụ với giá hợp lý. Tăng cường trao đổi thương mại cũng là con đường giúp người lao động Australia có trình độ cao và hưởng lương cao hơn. Kể từ khi chính phủ của ngài Hawke bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào những năm đầu của thập niên 1980, thương mại đóng vai trị ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc gia( tỷ trọng của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tổng sản phẩm quốc gia tăng từ 28% lên 40% ). Trong tương lai, chúng ta càng trao đổi thương mại nhiều thì người dân Australia càng được hưởng nhiều lợi ích hơn. Australia hiện nay là một quốc gia có trao đổi thương mại lớn trên thế giới, với những chính sách phù hợp, thương mại của quốc gia sẽ phát triển hơn nữa" [22,

tr.1].

Australia khẳng định theo đuổi con đường tự do hóa thương mại coi đây là cơng cụ để giúp nền kinh tế Australia tận dụng được tối đa ưu thế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp Australia nói riêng từ đó khai thác tốt các nguồn lực trong và ngồi nước để phát triển kinh tế.

Theo số liệu của DFAT, năm 2010-2011 châu Á chiếm 50,9% trong tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Australia, trong số 10 đối tác x́t khẩu lớn nhất của Australia thì có tới 7 đối tác ở châu Á và trong tổng số 10 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Australia có tới 6 ở châu Á. Tháng 10-2012, ấn phẩm White Paper của

chính phủ Australia với chủ đề "Australia trong kỷ nguyên châu Á" đã được công bố, nhấn mạnh "Sự trỗi dậy của châu Á sẽ làm thay đổi thế giới. Đặc điểm nổi bật

của thế kỷ 21 đó là thế kỷ châu Á" [27,tr.1] đồng thời khẳng định với lợi thế của

mình Australia sẽ tận dụng kỷ nguyên châu Á để phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, xây dựng Australia thành quốc gia ngày càng giàu có về tài sản, uyển chuyển về chiến lược phát triển đồng thời tăng cường vai trò trong khu vực cả về kinh tế và văn hóa, xã hội và chính trị. Như vậy, trong thời gian tới, chính sách kinh tế của Australia sẽ vẫn chú trọng phát triển thương mại, đồng thời định hướng tới châu Á và phát triển thương mại với châu Á là xu hướng chủ đạo trong chính sách phát triển kinh tế nói chung của Australia. Việt Nam nằm trong khối các quốc gia ASEAN được coi là trung tâm của Đông Á- khu vực kinh tế phát triển nhất châu Á- Thái Bình Dương. Tận dụng được vị trí địa lý và nắm bắt xu thế phát triển thương mại của khu vực cũng như của thế giới, quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Australia chắc chắc sẽ được tăng cường và phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w