THÚC ĐẨY VÀ TĂNG CƢỜNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM AUSTRALIA GIAI ĐOẠN 2012-
3.3.2. Các giải pháp vi mô
3.3.2.1. Nhóm giải pháp về tiếp cận thị trường
- Tìm hiểu thấu đáo về thị trường Australia khi muốn giao dịch tại thị trường này, đặc biệt là về tập quán kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa. Nhìn chung, người tiêu dùng Australia khá bảo thủ và rất hiểu biết về vấn đề "giá cả tương xứng với giá trị". Trong những năm qua, có một xu hướng đáng chú ý là đánh giá hàng tiêu dùng theo tiêu chí "giá cả tương xứng với giá trị" hơn là chỉ dựa trên tiêu chí giá cả. Ở một số phân đoạn, người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng. Điều này khơng có nghĩa là người tiêu dùng Australia lúc nào cũng sẵn sàng trả giá cao. Trên thực tế, phần lớn người tiêu dùng luôn so sánh giá cả của rất nhiều người bán lẻ khác nhau trước khi quyết định mua hàng. Đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ khá cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, khi hàng hóa sản xuất trong nước được đánh giá là có giá cả tương xứng với giá trị" thì sẽ được người tiêu dùng chọn mua. Dù sao họ cũng đã quen với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng theo các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ. Một điểm nữa cần lưu ý là người tiêu dùng Australia rất quan tâm đến vấn đề chất lượng. Khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Australia kinh doanh theo chính sách hồn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng hoặc thậm chí chỉ đơn giản do người mua thay đổi ý định mua hàng.Tóm lại, người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Nhà nhập khẩu và bán lẻ Australia cũng có
quan điểm này và sẽ không chấp nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ.
- Thâm nhập vào hệ thống phân phối của thị trường Australia. Trong hoạt động thương mại với các đối tác Australia, cần hêt sức chú trọng giữ tín nhiệm giữa hai bên. Doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh bài bản, luôn thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng cho dù có sự biến động về giá cả, nếu không sẽ mất khách hàng truyền thống hay dễ dàng bị trả đũa. Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia thường chậm thay đổi nhà cung cấp mới. Họ thường tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo việc kinh doanh được liên tục và rất ít khi thay đổi nhà cung cấp một cách đột ngột. Khi làm ăn kinh doanh với một khách hàng mới, nhà nhập khẩu Australia thường đặt hai hoặc ba đơn hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Khi đạt yêu cầu, những đơn hàng sau sẽ được đặt thông qua email hoặc fax và số lượng đặt hàng có thể tăng lên. Nhà nhập khẩu Australia sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ cam kết không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác. Việc lén qua mặt các nhà nhập khẩu sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi kinh doanh trên thị trường Australia do họ sẽ sớm phát hiện được điều gì đang xảy ra.Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Australia khơng thích mặc cả. Họ sẵn sàng thương thảo một mức giá hợp lý nhưng khơng mặc cả để có mức giá giảm từ 20% trở lên. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Australia thường sẽ khơng xem xét đến đơn chào hàng. Vì vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu Australia, điều quan trọng nhất là đưa ra mức giá "hợp lý nhất". Mức giá này thường phải thấp hơn mức giá chào cho người mua tại Mỹ và Châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%. Điều lưu ý cuối cùng về nhà nhập khẩu Australia là quan điểm của họ với nhà cung cấp mới. Như đã nói ở trên, đa số các nhà nhập khẩu không muốn ngừng làm ăn kinh doanh với các nhà cung cấp hiện tại vì lo ngại những khó khăn mà họ phải đối mặt khi tìm cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp mới. Mặt khác, điều đầu tiên hấp dẫn các nhà nhập khẩu Australia là mức giá cạnh tranh. Họ sẽ do dự khi làm ăn với nhà cung cấp không chứng tỏ
được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên.
3.3.2.2. Nhóm giải pháp về chiến lược kinh doanh
- Xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ là để thâm nhập vào thị trường Australia không thể kinh doanh theo phi vụ, trục lợi ngắn hạn, thiếu tính liên kết, cạnh tranh khơng lành mạnh. Thuế quan khơng phải là trở ngại chính mà hàng rào phi thuế quan và phương thức kinh doanh mới là những điều cần phải lưu ý khi làm ăn tại thị trường Australia.
Thứ nhất, doanh nghiệp cần lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu
cầu thị trường và khả năng lợi thế của doanh nghiệp.
Thứ hai, nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao
khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như tránh các hàng rào kỹ thuật đã có và sẽ có trong tương lai.
Thứ ba, tăng cường liên kết các doanh nghiệp Việt Nam để tạo dựng tiềm lực
và thế mạnh trong cạnh tranh với các nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác đồng thời tránh cạnh tranh khơng lành mạnh giữa chính các doanh nghiệp Việt Nam với nhau.
- Đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường trình độ quản lý, tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng tồn cầu và khu vực. Q trình phân cơng lao động và liên kết chặt chẽ về sản xuất và cung ứng sản phẩm sẽ ngày càng phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia hiệu quả vào quá trình này, đây là cách thức nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng như mở rộng thị trường trong tương lai.
- Các doanh nghiệp cần tận dụng các ưu đãi thuế quan trong AANZFTA để tăng trưởng xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2009- 2011, tỷ lệ sử dụng Chứng nhận xuất xứ ưu đãi của hàng xuất khẩu Việt Nam sang Australia là 19% thấp hơn mức trung bình 26,2% của hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung ra thị trường thế giới. Trên thực tế khơng ít các doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu hoặc chưa thực sự quan tâm đến chương trình ưu đãi về thuế quan trong các FTA. Vấn đề này ảnh hưởng lớn đến lợi ích của doanh nghiệp, dẫn tới các doanh nghiệp mất cơ hội về thuế, cơ hội phát triển và khả năng cạnh tranh của hàng hóa
trên thị trường quốc tế. Mặc dù Bộ Công Thương đã hướng dẫn các doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử qua Internet song thời gian qua, Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, …và các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản xuất của các doanh nghiệp để đáp ứng các tiêu chí về chứng nhận xuất xứ hiện còn chậm và chưa đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt, Bộ Cơng thương đang có đề án áp dụng chứng nhận xuất xứ theo hướng cho phép các doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí sẽ tự chứng nhận mà không cần tới các cơ quan quản lý nhà nước để xin chứng nhận xuất xứ.
3.3.2.3. Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu
- Doanh nghiệp cần có hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm x́t sang thị trường Australia ln có chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi khe khắt về tiêu chuẩn kỹ thuật và an tồn mà Chính phủ Australia đưa ra. Theo quy định, bất cứ lô hàng nhập khẩu nào không đáp ứng yêu cầu kiểm tra về kỹ thuật và an tồn của Australia thì danh tính của nhà sản x́t, nhà nhập khẩu cũng như thương hiệu của sản phẩm đó đều được thơng báo rộng rãi trên cả nước. Người tiêu dùng Australia rất quan tâm tới vấn đề an toàn nên nếu để việc này xảy ra sẽ là một bất lợi lớn cho việc xuất khẩu của doanh nghiệp sang Australia về sau.
- Vấn đề sở hữu trí tuệ rất được coi trọng ở Australia. Doanh nghiệp cần có chính sách xây dựng thương hiệu, đăng ký và bảo vệ thương hiệu dài hạn. Đặc biệt, khi hàng xuất khẩu đã có chỗ đứng trong thị trường thì nhất thiết doanh nghiệp phải đăng ký và bảo vệ thương hiệu của mình.
3.3.2.4. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại
- Tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do nhà nước cũng như các hiệp hội ngành hàng tổ chức để tìm bạn hàng và đối tác thương mại.
- Tìm hiểu thơng tin từ cộng đồng người Việt Nam ở Australia: Theo thống kê của ABS, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trong số các quốc gia có di dân đến Australia [19, tr.257]. Hiện nay có khoảng 20.000 du học sinh người Việt đang học tập tại Austrlia. Tận dụng các mối liên hệ và tìm hiểu thơng tin từ cộng đồng người Việt Nam ở Australia là phương thức tốt để tìm hiểu và thâm nhập hiệu quả vào thị trường Australia.
- Để được hỗ trợ hay có thêm thơng tin chi tiết về thị trường Australia, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nên liên hệ trực tiếp với cơ quan xúc tiến xuất khẩu trong nước hay các cơ quan đại diện thương mại của Australia tại Việt Nam. Phòng thương mại và Công nghiệp tại mỗi bang hay vùng lãnh thổ của Australia cũng có thể giúp các doanh nghiệp nước ngồi trong việc cung cấp các thông tin, tư vấn, danh sách liên hệ với các nhà nhập khẩu, phân phối và các cơ quan hữu quan Australia. Dưới đây là một số địa chỉ cung cấp thơng tin hữu ích về thị trường Australia:
Tại Việt Nam:
Đại sứ quán Australia tại Việt Nam
Địa chỉ: 8 Đào Tấn, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 84-4-8317755 Fax: 84-4-8317711
Tổng lãnh sự quán Australia tại Việt Nam
Tầng 5, Cao ốc Landmark, 5B Tơn Đức Thắng, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 84-88296035 Fax: 84-8-8296031
Cục xúc tiến Thương mại
Địa chỉ: 20 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84-4-937628 / 9348143 Fax: 84-4-9344260
Website: www.vietrade.gov.vn
Tại Ausralia
Đại sứ quán Việt Nam tại Australia
Đ/c: 6 Timbarra Crescent, Malley, Canberra, ACT2606 Tel: (621)62866059, 62901549 Fax: (621) 6286 4524
Website: http://www.au.vnembassy.org
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Australia
Đ/c: 489 New South Head Rd., Doubie Bay, Sydney, NSW 2028 Tel: (621) 9327 2539 / 9327 1912 Fax: (621) 9328 1653
Thương vụ Việt Nam tại Australia
Đ/c: 797 Bourke Str., Redfern, Sydney, NSW 2016 Tel: (612) 9310 1872 Fax: (612) 9310 1929
KẾT LUẬN
Trong xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay, quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng.
Quan hệ Việt Nam-Australia nói chung và quan hệ thương mại Việt Nam- Australia nói riêng có sự phát triển tốt đẹp trong những năm gần đây. Q trình tồn cầu hóa, nỗ lực mở cửa nền kinh tế của cả Australia và Việt Nam làm gia tăng trao đổi thương mại giữa hai quốc gia. Trong suốt thời kỳ 2001-2011, Australia luôn là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, Việt Nam cũng ln có thặng dư trong quan hệ thương mại hàng hóa với Australia. Điều này có ý nghĩa lớn với Việt Nam nếu nhìn vào cán cân thương mại chung của Việt Nam luôn thâm hụt từ 2001-2011.
Quan hệ thương mại Việt Nam-Australia trong thời kỳ 2005-2011 có tăng trưởng nhưng khơng đồng đều. Ngồi tác động của cuộc khủng khoảng và suy thoái kinh tế thế giới 2008-2009 cịn có ngun nhân do quan hệ thương mại giữa hai quốc gia vẫn chủ yếu dựa trên lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh bậc thấp, trao đổi thương mại dựa trên các hàng hóa có lợi thế so sánh bậc cao còn chiếm tỷ trọng thấp. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ thương mại Việt Nam-Australia vẫn cịn ở mức độ trung bình, có khoảng cách khá xa so với các quốc gia ở nhóm trên cả về kim ngạch xuất nhập khẩu ( năm 2011 kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam kém các quốc gia ở nhóm trên từ 2,3 đến 4 lần) và thị phần xuất khẩu sang Australia (thị phần hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Australia giảm từ 2,2% năm 2005 xuống còn 1,2% năm 2011). Điều này cho thấy vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển thị trường xuất khẩu sang Australia mà Việt Nam chưa khai thác hết. Do đó, cần có những chính sách và giải pháp để tăng cường quan hệ thương mại giữa hai quốc gia với những định hướng và mục tiêu cụ thể đưa tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam-Australia đặc biệt là tăng trưởng xuất
khẩu từ Việt Nam sang Australia trong thời gian tới đạt mức tăng trưởng xuất khẩu bình qn của Việt Nam nói chung.
Trong kỷ ngun châu Á, với vị trí địa lý và tiềm lực kinh tế, với định hướng phát triển thương mại song phương, khu vực và đa phương của mỗi quốc gia, quan hệ thương mại Việt Nam và Australia đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ. Có được sự định hướng và hỗ trợ của nhà nước, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, quan hệ thương mại Việt Nam-Australia sẽ đạt được những bước phát triển lớn trong thời gian tới, đóng góp vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế của Việt Nam.