Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)

244 Hàng hóa khác

2.4.3Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

Nguyên nhân cơ bản khiến cho thương mại song phương hai nước chưa có được sự bứt phá trong thời gian qua chính là việc trao đổi thương mại song phương giữa hai nước vẫn dựa chủ yếu vào lợi thế tuyệt đối (thể hiện ở kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa nhiên liệu và khống sản thơ chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương) chứ không phải lợi thế so sánh. "Động lực của

thương mại là lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế tuyệt đối" [13, tr. 115]. Nếu

Việt Nam khơng sản x́t được những hàng hóa có giá trị gia tăng cao để x́t khẩu thì sẽ khó cải thiện được tình hình này.

Một nguyên nhân quan trọng khác cần phải được nhắc tới đó là việc thu hút đầu tư FDI từ Australia vào Việt Nam còn ở mức thấp. FDI tạo ra động lực để thúc

đẩy xuất khẩu, thay thế nhập khẩu hoặc làm gia tăng khối lượng hàng hóa trung gian là đầu vào cho sản xuất giữa công ty mẹ của nước đầu tư và công ty chi nhánh tại nước sở tại. FDI của Australia vào Việt Nam tăng sẽ làm tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu của Australia với Việt Nam.

Nguyên nhân tiếp theo là mặc dù hàng rào thuế quan không phải là vấn đề nhưng hàng rào kỹ thuật về các tiêu chuẩn nhập khẩu vào Australia rất khắt khe nên lượng hàng hóa x́t khẩu- đặc biệt là hàng nơng, lâm, thủy sản của Việt Nam vào Australia tăng chậm.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Australia vẫn còn dựa nhiều vào các hàng hóa dầu thơ, khống sản - các tài nguyên không tái tạo được. trong khi xuất khẩu hàng nguyên liệu của Australia sang Việt Nam lại chủ yếu là hàng nơng sản - các tài ngun tái tạo được.

Hàng hóa trung gian vẫn được coi là đầu vào cho các ngành sản xuất của quốc gia nhập khẩu. Khi phân tích cơ cấu xuất nhập khẩu theo ngành kinh tế rộng ta thấy hàng hóa trung gian Việt Nam xuất khẩu sang Australia giảm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng cịn hàng hóa trung gian của Việt Nam nhập khẩu từ Australia tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu xuất nhập khẩu Việt Nam-Australia. Điều này có nghĩa là hàng xuất khẩu của Việt Nam đang điều chỉnh chuyển hướng vào thị trường tiêu dùng chứ không hướng đến thị trường sản xuất của Australia và ngược lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chậm lại còn tăng trưởng xuất khẩu của Australia sang Việt Nam tăng lên.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 79 - 81)