Hàng công nghiệp tinh chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 77)

244 Hàng hóa khác

2.4. Hàng công nghiệp tinh chế

Khống sản và kim loại Hóa chất và các bán thành phẩm Các máy móc khơng kể đồ gia dụng

Hàng hóa khác 3. Hàng hóa khác Tạp hóa Vàng nguyên liệu Hàng khác Tổng số NHẬP KHẨU

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của DFAT

Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Australia, tỷ trọng nhóm hàng nguyên liệu tăng mạnh trong thời kỳ 2005-2011 trong khi đó tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp và nhóm hàng hóa khác đều sụt giảm trong tổng lượng hàng nhập khẩu. Như vậy, có thể nói nhập khẩu của Việt Nam từ Australia tập trung chủ yếu vào những nhóm hàng hóa nguyên liệu - là nhóm hàng hóa có lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh bậc thấp của Australia.

Hình 2.11: Cơ cấu NKHH theo trình độ chế biến từ Australia của một số nƣớc ASEAN

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của DFAT

Tỷ trọng hàng nguyên liệu nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Australia của Việt Nam tăng từ 24,51% năm 2005 lên 54,83% năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng hàng sản x́t cơng nghiệp nhập khẩu giảm từ 42,61% năm 2005 xuống 24,5% năm 2011. So với cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của chung khối ASEAN từ Australia thì cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam vẫn có xu hướng là chú trọng nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu hơn mức chung. Hàng nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cũng phù hợp với cơ cấu xuất khẩu

hàng hóa của Australia thiên về xuất khẩu hàng nguyên liệu. Xu hướng tăng nhập khẩu hàng nguyên liệu của Việt Nam từ Australia cũng phù hợp với xu hướng nhập khẩu của ASEAN và phù hợp với xu hướng tăng cường xuất khẩu các loại hàng hóa nguyên liệu của Australia là trong thời kỳ này.

Hình 2.12: Cơ cấu nguyên liệu nhập khẩu từ Australia 2005-2011

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của DFAT

Có thể thấy sự thay đổi nổi bật trong cơ cấu hàng nguyên liệu nhập khẩu từ Australia trong thời kỳ 2005-2011: Năm 2005, nhóm hàng hóa nguyên liệu lương thực thực phẩm sơ chế chiếm tỷ trọng lớn nhất(58,41%) trong tổng số nguyên liệu nhập khẩu thì sang năm 2011, vị trí này thuộc về nhóm hàng hóa lương thực, thực phẩm thô và động vật sống (66,43% tỷ trọng ngun liệu nhập khẩu). Tính chung hai nhóm ngun liệu là lương thực thực phẩm sơ chế và lương thực thực phẩm và động vật sống: năm 2005 chiếm 90,86% lượng hàng nguyên liệu nhập khẩu và năm 2011 chiếm 80,61% tổng lượng hàng nguyên liệu nhập khẩu từ Australia của Việt Nam. Như vậy, nguyên liệu nhập khẩu chính của Việt Nam từ Australia chủ yếu là nhóm hàng hóa lương thực thực phẩm thô và sơ chế. Hàng nguyên liệu là khống sản thơ và nhiên liệu thô cũng tăng lên cả về kim ngạch nhập khẩu và thị phần nhập khẩu trong thời kỳ này.

Bảng 2.12 : Tỷ trọng các nhóm hàng hóa nguyên liệu nhập khẩu từ Australia 2005-2011 ĐVT: % Lg thực, Thực phẩm và động vật sống Khống sản Nhiên liệu Hàng hóa khác Lg thực, Thực phẩm sơ chế Nhiên liệu sơ chế

Hàng hóa sơ chế khác

Nguồn: Tính tốn từ số liệu DFAT

Như vậy, có thể thấy sự khác biệt lớn giữa cơ cấu xuất khẩu hàng nguyên liệu và cơ cấu nhập khẩu hàng nguyên liệu của Việt Nam với Australia: Việt Nam chú trọng x́t khẩu nhóm hàng hóa ngun liệu khống sản và nhiên liệu- tài nguyên khơng tái tạo được trong khi đó Australia chú trọng xuất khẩu sang Việt Nam nhóm hàng hóa nguyên liệu là lương thực thực phẩm - sản phẩm được tái tạo lại theo chu kỳ sản x́t nơng nghiệp.

Trong nhóm hàng sản xuất cơng nghiệp, nhóm hàng cơng nghiệp thông thường tăng tỷ trọng nhập khẩu từ 46,59% năm 2005 lên 64,17% năm 2011 trong lúc nhóm hàng cơng nghiệp tinh chế giảm tỷ trọng từ 53,41% năm 2005 xuống còn 35,83% năm 2011.

Hình 2.13: Cơ cấu nhập khẩu hàng cơng nghiệp từ Australia 2005-2011

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của DFAT

Nếu so với tổng nhập khẩu, nhóm hàng cơng nghiệp tinh chế có tỷ trọng giảm từ 22,75% năm 2005 xuống cịn 8,78% năm 2011. Tỷ trọng máy móc thiết bị

nhập khẩu từ Australia cũng giảm sút: tỷ trọng nhập khẩu các thiết bị máy móc trong tổng nhập khẩu giảm từ 5,37% năm 2005 xuống còn 2,22% năm 2011. Trong nhập khẩu hàng sản x́t cơng nghiệp, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu các hàng hóa trung gian để chế biến tiếp chứ khơng nhập khẩu các hàng hóa cuối cùng.

2.3.2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu theo ngành kinh tế rộng trong hệ thống tài khoản quốc gia.

Bảng 2.14: Phân loại HHXNK theo ngành kinh tế rộng 2005-2011

ĐVT: triệu USD 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Tính tốn từ số liệu UN

Trong giai đoạn 2005-2011, cơ cấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Australia theo ngành kinh tế rộng có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng hàng tư liệu sản xuất(1,34% năm 2005 lên 7,99% năm 2011), tăng tỷ trọng hàng tiêu dùng (12,04% năm 2005 lên 17,77% năm 2011), giảm tỷ trọng hàng trung gian (83,86% năm 2005 xuống 73,56% năm 2011) và giảm tỷ trọng hàng hóa khơng phân loại (2,76% năm 2005 xuống 0,68% năm 2011).

Hình 2.14: Cơ cấu XNK Việt Nam-Australia theo ngành kinh tế rộng 2005- 2011

Nguồn: Tính tốn từ số liệu UN

Nếu xem xét riêng cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Australia theo ngành kinh tế rộng, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Australia biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng tiêu dùng (tỷ trọng 12,4% năm 2005 tăng lên 23,7% năm 2011) và hàng tư liệu sản xuất (tỷ trọng 1,1% năm 2005 tăng lên 12,5% năm 2011) giảm tỷ trọng hàng trung gian(tỷ trọng 86,1% năm 2005 giảm xuống 63,7% năm 2011), hàng hóa khơng phân loại chiếm tỷ trọng khơng đáng kể. Điều này có nghĩa là trong thời kỳ nghiên cứu, năng lực sản xuất hàng hóa cuối cùng của Việt Nam đã tăng lên. Mặt khác, sự thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo ngành kinh tế rộng từ 2005-2011 cho thấy Việt Nam đang có nỗ lực để có cơ cấu xuất khẩu phân bố theo ngành kinh tế rộng cân đối hơn (thể hiện ở rút ngắn khoảng cách giữa tỷ trọng các ngành).

Hình 2.15: Cơ cấu HHXK theo ngành kinh tế rộng VN-Australia 2005-2011

Nguồn: Tính tốn từ số liệu UN

Trong kỳ, cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Australia biến động theo chiều hướng ngược lại: tỷ trọng hàng trung gian tăng lên (từ 72,8% năm 2005 tăng lên 88,4% năm 2011), tỷ trọng hàng tư liệu sản xuất giảm xuống (từ 2,7% năm 2005 giảm xuống 1,2% năm 2011) và tỷ trọng hàng tiêu dùng giảm xuống (từ 10,3% năm 2005 giảm xuống 8,9% năm 2011).

Hình 2.16 : Cơ cấu HHNK theo ngành kinh tế rộng VN-AU 2005-2011

Nguồn: Tính tốn từ số liệu của UN

Như vậy, trong giai đoạn 2005-2011 quan hệ thương mại Việt Nam-Australia có tác động tích cực đối với nền sản x́t trong nước: nhập khẩu nhóm hàng hóa

trung gian tăng lên. Đây là nhóm hàng hóa đươcc̣ sử dungc̣ như đầu vào cho sản xuất hàng hoá tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nên việc tăng tỷ trọng nhập khẩu nhóm này trong tổng nhập khẩu từ Australia của Việt Nam có tác dụng tích cực đối với sản xuất trong nước. Mặt khác, cơ cấu HHXK cũng cho thấy Việt Nam đang hướng tới thị trường tiêu thụ cuối cùng thay vì hướng tới thị trường sản xuất của Australia (Tỷ trọng xuất khẩu hàng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng tăng lên đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Australia )

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quan hệ thương mại việt nam australia thực trạng và giải pháp (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w